Các tác phẩm văn học trọng tâm lớp 12 (Phần 2)

1951
Rate this post

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hệ thống lại Các tác phẩm văn học trọng tâm lớp 12 cũng như Tổng ôn kiến thức ngữ văn thi tốt nghiệp THPT. Cùng theo dõi nhé!

6.Tây tiến

Tác giả

Quang Dũng (1921 – 1988) – là một nghệ sĩ đa tài, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưng nổi bật nhất trong lĩnh vực thơ ca. Hồn thơ Quang Dũng hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng, hào hoa, đặc biệt là khi ông viết về đoàn quân Tây Tiến và quê hương xứ Đoài mây trắng của mình. 

Giới thiệu chung về Tây Tiến

Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, là bài thơ khẳng định phong cách và tên tuổi của Quang Dũng. Bài thơ được viết vào năm 1948. Lúc đó, Quang Dũng rời xa đơn vị cũ – Tây Tiến chưa được bao lâu, ông nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất miền tây một thời gắn bó nên viết bài thơ này.

– Về cái tên Tây Tiến: Trước hết xuất phát của cái tên “Tây Tiến” là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào. Lực lượng tham gia chủ yếu đó là thanh niên, học sinh, trí thức mà phần đông là thanh niên Hà Thành. Đội quân hoạt động tại vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Trong những tháng ngày công tác và làm nhiệm vụ tại đây, Quang Dũng đã cùng đồng đội chiến đấu, sinh hoạt trong môi trường khắc nghiệt của chốn “rừng thiêng nước độc”. Nhưng họ vẫn chiến đấu với tinh thần dung cảm vô song “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

***Xem thêm:

Cảm nhận về 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến

7.Tuyên ngôn độc lập

Giới thiệu chung về tác giả

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam đồng thời là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Người đề cao vai trò và giá trị của Văn học: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Các tác phẩm của Người mang tính chân thật và dân tộc – lấy nó làm thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Người đã để lại một di sản văn học lớn có giá trị về mặt tư tưởng. Phong cách nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, giàu sức thuyết phục.

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Khi đã giành được chính quyền về tay nhân dân, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (19/08/1945). Tại số 4, hàng Ngang Bác Hồ đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập (Ngày 26 – 8 – 1945). Sau đó bản ngày 2/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào. Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

***Phân tích chi tiết tác phẩm Tuyên Ngôn độc lập

8.Việt Bắc

Đôi nét về tác giả Tố Hữu

Tố Hữu (1921 – 1988) được đánh giá là “lá cờ đầu” của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Cả sự nghiệp văn chương và cuộc đời của ông đều hy sinh, cống hiến cho đảng và Cách mạng. Ông là một nhà thơ – một nhà Cách mạng lớn của dân tộc. Đọc thơ Tố Hữu, khán giản như được nghe một bài trường ca vừa có sự đanh thép vừa có giọng điệu ngọt ngào tha thiết. Đó là phòng cách trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.

Giới thiệu chung về Bài thơ Việt Bắc

Bài thơ Việt Bắc được sáng tác năm 1954, nhân một sự kiện lịch sử – chính trị trọng đại của dân tộc: Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, TW Đảng, Chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Sự kiện lịch sử trọng đại này là nguồn cảm hứng để Tố Hữu viết bài thơ này. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ, là kỉ niệm về tình quân dân và những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ nhưng cũng hào hùng.

***Xem thêm:

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Dàn ý phân tích 20 câu thơ đầu trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu

Bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

9.Vợ chồng A phủ

Tác giả Tô Hoài 

Tô Hoài là một nhà văn lời của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một số lượng tác phẩm đồ sộ. Và không “ngoa” khi nói rằng: Tô Hoài là một trong số rất ít các nhà văn cho ra đời rất nhiều tác phẩm trong suốt sự nghiệp và tác phẩm nào của ông cũng được đánh giá cao và được độc giả đón nhận. Ông ghi dấu ấn trong long người đọc bởi lối viết hóm hỉnh, giàu từ vựng cùng vốn hiểu biết phong phú.

Kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ 

Vợ chồng A Phủ (1952) là một truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc – tác phẩm khẳng định bước phát triển mới của phong cách sáng tạo Tô Hoài. Tập truyện này được ông viết sau chuyến đi thực tế dài tám tháng cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc và được trao tặng Giải nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam, năm 1954 – 1955.

Vợ chồng A Phủ có hai phần, phần đầu chính là trích đoạn trong Ngữ văn 12. Kể về cuộc đời Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau sau kể về cuộc đời vợ chồng Mị – A Phủ ở Phiềng Sa sau khi tham gia cách mạng.

***Xem thêm: Vợ chồng A Phủ

10.Vợ nhặt

Khái quát đôi nét về nhà văn Kim Lân: là nhà văn viết truyện ngắn chuyên nghiệp, đặc biệt là viết về đề tài người nông dân. Trong tác phẩm của ông, người nông dân dù nghèo khổ nhưng vẫn luôn chấn chất, trung thực,  yêu đời, hóm hỉnh.

Tác phẩm Vợ nhặt được viết trong tập “Con chó xấu xí”, là một trong những truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu ngợi ca khát vọng và niềm tin vào tương lai sáng tươi của người dân lao động dù đang phải sống trong tình trạng ngột ngạt, bức bối, thê thảm của nạn đói khủng khiếp năm 1945.

***Xem thêm:

Cách xây dựng tình huống truyện trong “Vợ nhặt”

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt – Kim Lân 

Phân tích nhân vật người vợ trong tác phẩm Vợ Nhặt – Kim Lân

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập môn ngữ văn 12 thật tốt trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!

***Xem thêm: Cách phân tích tác phẩm văn học