Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập

1793
Rate this post

Khái quát tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sự quan trọng đồng thời là áng văn chính luận xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Đây cũng là một tác phẩm trọng tâm trong hệ thống kiến thức ngữ văn 12 cũng như chương trình ôn thi đại học môn văn. Và bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh Khái quát tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.

1.Giới thiệu chung về tác giả

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam đồng thời là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Người đề cao vai trò và giá trị của Văn học: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Các tác phẩm của Người mang tính chân thật và dân tộc – lấy nó làm thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Người đã để lại một di sản văn học lớn có giá trị về mặt tư tưởng. Phong cách nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, giàu sức thuyết phục.

2.Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

Khi đã giành được chính quyền về tay nhân dân, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (19/08/1945). Tại số 4, hàng Ngang Bác Hồ đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập (Ngày 26 – 8 – 1945). Sau đó bản ngày 2/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào. Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Tuyên ngôn độc lập

3.Nội dung – Nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập

– Về nội dung: 

Bài thơ được chia làm 3 phần: 

Phần 1: Bác nêu ra cơ sở pháp lý

Phần 2: Đưa ra cơ sở thực tiễn

Phần 3: Lời tuyên bố độc lập. 

Nhìn chung cả ba phần này gắn gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất và giàu tính thuyết phục.

+ Phần cơ sở pháp lý:

Trước hết, mở đầu tác phẩm Bác trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn của kẻ thù của chúng ta lúc bấy giờ. Đây là một lập luận, dẫn chứng đanh thép và đầy tính thuyết phục, lấy lý luận của kẻ thù để lên án hành động của chúng. Đó là những quyền cơ bản của con người; những quyền được thế giới công nhận và xem đó là chân lý, không ai có quyền xâm phạm.

Bên cạnh đó, việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của kẻ thù đã khiến chúng “gậy ông đập lưng ông”. Bác đã đặt ngang hàng nền độc lập của ta cùng Pháp và Mỹ – dân tộc nào cũng có quyền được tự do, được mưu cầu hạnh phúc. Phần cơ sở pháp lý là tiền đề để tác giả đưa ra những chứng cứ thực tế, những tội ác mà kẻ thù đã gây cho ta.

+ Phần cơ sở thực tiễn:

Với lập luận chặt chẽ và đa diện Người đã lột tẩy, tố cáo tội ác của kẻ thù trên mọi phương diện kinh tế, văn hóa, giáo dục và ngoại giao. Đây cũng là phần đấu tranh bằng lí lẽ bác bỏ luận điệu tuyên truyền mà thực dân Pháp đưa ra khi chúng quay trở lại xâm lược nước ta.

+ Lời tuyên bố

Từ 2 cơ sở trên, Người đi đến tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với pháp. Khẳng định quá trình giải phóng dân tộc đầy gian khổ, thuyết phục các nước đồng minh công nhận nền độc lập. Đồng thời thể hiện quyết tâm giữ vững nền độc lập đó.

Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập

– Về mặt nghệ thuật:

Hệ thống lý lẽ, dẫn chứng đa diện, lập luận chặt chẽ cùng những dẫn chứng cụ thể, thiết thực. Ngôn từ đanh thép, hùng hồn giàu tính thuyết phục.

Hy vọng với phần giải thích trên sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Cũng như Học tốt văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!

***Các bạn có thể xem thêm: Tổng ôn kiến thức môn ngữ văn