Bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

1814
Rate this post

Bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu là một khúc ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến. Đồng thời cũng là một bản tình ca ngợi ca nghĩa tình sâu đậm của nhân dân với kháng chiến. Để giúp các bạn ôn thi đại học môn văn, thì bài viết dưới đây sẽ khái quát các nội dung học sinh cần nắm được khi nghiên cứu tác phẩm này.

Đôi nét về tác giả Tố Hữu

Tố Hữu (1921 – 1988) được đánh giá là “lá cờ đầu” của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Cả sự nghiệp văn chương và cuộc đời của ông đều hy sinh, cống hiến cho đảng và Cách mạng. Ông là một nhà thơ – một nhà Cách mạng lớn của dân tộc. Đọc thơ Tố Hữu, khán giản như được nghe một bài trường ca vừa có sự đanh thép vừa có giọng điệu ngọt ngào tha thiết. Đó là phòng cách trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.

Giới thiệu chung về Bài thơ Việt Bắc

Bài thơ Việt Bắc được sáng tác năm 1954, nhân một sự kiện lịch sử – chính trị trọng đại của dân tộc: Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, TW Đảng, Chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Sự kiện lịch sử trọng đại này là nguồn cảm hứng để Tố Hữu viết bài thơ này. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ, là kỉ niệm về tình quân dân và những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ nhưng cũng hào hùng.

Nội dung – Nghệ thuật tiêu biểu của Việt Bắc 

– Về nội dung:

Bài thơ mở ra khung cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữa những người chiến sĩ về xuôi và đồng bào Việt Bắc sau mười lăm năm gắn bó;

=> Đó là tình cảm sâu đậm của người dân nơi đây dành cho các chiến sĩ cách mạng.

 Tiếp đó là những kỉ niệm đẹp đẽ về con người và thiên nhiên nơi đây – ân tình và kết thúc bài thơ là bản hùng ca về Việt Bắc.

+ Đoạn thơ đầu là khung cảnh cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa nhân dân với cán bộ kháng chiến khắc sâu nghĩa tình sâu đậm của nhân dân.

+ Đoạn thơ tiếp theo là những kỉ niệm đầy nhớ thương về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về xuôi. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng gắn bó với con người trong cuộc kháng chiến. Hình ảnh con người trong đoạn thơ tuy có cuộc sống gian khó nhưng thủy chung, ơn nghĩa chia ngọt sẻ bùi với kháng chiến.

+ Đoạn trích Việt Bắc (Ngữ ăn 12) là hình ảnh Việt Bắc ra trận với hình ảnh kì vĩ, nhịp điệu dồn dập, hào hùng thể hiện sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến và niềm tin chiến thắng của dân tộc.

– Bài thơ khẳng định tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ nguồn của những cán bộ Cách Mạng đối với cách mạng và nhân dân.

Giá trị nghệ thuật 

– Bài thơ được thể hiện bằng thể thơ lục bát truyền thống, đậm đà tính dân tộc.

– Bài thơ được viết với nối kết cấu đối đáp “mình ta” thường gặp trong ca dao dân ca để nói về tình quân dân.

– Bài thơ sử dụng cách ví von so sánh giàu hình ảnh, gần gũi thường gặp trong văn học dân gian.

– Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân khắc họa chân thực, gần gũi tạo cảm xúc.

Ngoài ra người học cũng cần lưu ý những biểu hiện phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu trong bài thơ này.

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập thật tốt môn ngữ văn trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!

***Xem thêm: Hướng dẫn phân tích 1 tác phẩm văn học