Vợ chồng A Phủ

2170
Rate this post

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc – tác phẩm khẳng định bước phát triển mới của phong cách sáng tạo Tô Hoài. Đây cũng là tác phẩm nằm trong hệ thống kiến thức Ngữ văn 12. Để giúp các bạn ôn thi đại học môn văn, thì bài viết dưới đây sẽ khái quát các nội dung học sinh cần nắm được khi nghiên cứu tác phẩm này.

Tác giả Tô Hoài 

Tô Hoài là một nhà văn lời của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một số lượng tác phẩm đồ sộ. Và không “ngoa” khi nói rằng: Tô Hoài là một trong số rất ít các nhà văn cho ra đời rất nhiều tác phẩm trong suốt sự nghiệp và tác phẩm nào của ông cũng được đánh giá cao và được độc giả đón nhận. Ông ghi dấu ấn trong long người đọc bởi lối viết hóm hỉnh, giàu từ vựng cùng vốn hiểu biết phong phú.

Kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ 

Vợ chồng A Phủ (1952) là một truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc – tác phẩm khẳng định bước phát triển mới của phong cách sáng tạo Tô Hoài. Tập truyện này được ông viết sau chuyến đi thực tế dài tám tháng cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc và được trao tặng Giải nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam, năm 1954 – 1955.

Vợ chồng A Phủ có hai phần, phần đầu chính là trích đoạn trong Ngữ văn 12. Kể về cuộc đời Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau sau kể về cuộc đời vợ chồng Mị – A Phủ ở Phiềng Sa sau khi tham gia cách mạng.

Sơ đồ tư duy của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Nội dung và nghệ thuật của Vợ chồng A Phủ

Về nội dung

Thông qua miêu tả cuộc đời của hai nhân vật chính là Mị và A Phủ, tác phẩm đã phơi bày thân phận nô lệ và cuộc sống tủi cực của người dân lao động miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của phong kiến thực, dân đồng thời thể hiện vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn họ. 

– Theo dòng trần thuật, nhân vật Mị được tái hiện thông qua sự so sánh tương phản giữa quá khứ với hiện tại: có khi là Tô Hoài kể (ngôi thứ ba), có khi thông qua hồi ức, lời độc thoại nội tâm của nhân vật:

+ Mị xuất hiện trong phần đầu của tác phẩm qua cách kể của nhà văn: “Ai ở xa về ….lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi”. 

=> Mị hiện lên với thân phận thấp kém của kẻ nô lệ, phải làm việc vất vả. Cùng cuộc sống cô đơn lẻ loi trong không khí tấp nập, giàu sang nhà Thống lí. 

+ Mị vốn là cô gái trẻ, xinh đẹp, tài năng, có lòng tự trọng, hiếu thảo. Nhưng vì món nợ truyền kiếp mà bị gã cho nhà Thống Lý – tên địa chủ phong kiến miền núi. Kể từ đây cuộc đời Mị bắt đầu chuỗi dài cuộc sống thống khổ, bị đày đọa cả thể xác và tinh thần. Mị phải làm việc quần quật từ sáng sớm đến đêm khuya, đánh đập dã man.

=> Nỗi khổ lớn nhất của Mị là cuộc sống không có tình yêu, hạnh phúc thể hiện qua việc miêu tả căn buồng. 

=> Cuộc sống địa ngục đã hủy hoại tâm hồn Mị, biến Mị thành một cái xác không hồn vô tri, vô giác, suốt ngày lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa: “Bây giờ Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa…”

+ Tiếng sáo đêm tình mùa xuân đã khơi dậy ý thức sống, ý thức hạnh phúc của Mị.

=> Dẫn đến tình tiết đêm đông giải cứu A Phủ, sức phản kháng ấy bùng phát mãnh liệt: Mị đã cứu người và cứu mình. Đó là quá trình thức tỉnh, quá trình đấu tranh tự phát như một quy luật tất yếu. 

Với ngòi bút miêu tả tâm lý sắc sảo, Tô Hoài đã phân tích những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp nhưng cũng đầy tự nhiên của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông giải cứu A Phủ. Khác với vẻ ngoài gan góc, mạnh mẽ, bộc trực của A Phủ, nhân vật Mị tuy vẻ ngoài trầm lắng nhưng đời sống nội tâm lại sôi nổi, phức tạp. 

=> Tô Hoài đã tái hiện lại những nỗi đau, sự đè nén của nhân dân lao động miền núi và khát vọng sống mạnh mẽ của họ thông qua nhân vật này. Đó là một phương diện rất thành công của truyện.

 Đặc sắc về nghệ thuật của Vợ chồng A Phủ

-Nghệ thuật trần thuật; 

-Cách miêu tả phong tục tập quán của người miền núi; 

-Nghệ thuật xây dựng và khai thác tâm lí nhân vật…

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập môn ngữ văn thật tốt trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!

***Xem thêm: Hướng dẫn phân tích 1 tác phẩm văn học