Hướng dẫn cách phân tích một tác phẩm văn học

3692
hướng dẫn phân tích tác phẩm văn học
4.1/5 - (89 bình chọn)

Nhiều bạn học sinh cuối cấp đang trong giai đoạn ôn thi đánh giá năng lực hay ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn đang học các tác phẩm văn học 12 bằng phương pháp học thuộc nên thường đem lại kết quả không cao và rất dễ gặp trường hợp quên ý, thiếu ý. Chính vì vậy, mình xin chia sẻ và hướng dẫn cách phân tích một tác phẩm văn học hoàn chỉnh và đủ ý để các bạn có thể học và ôn thi ngữ văn tốt nghiệp THPT một cách nhanh chóng, chất lượng nhất.

Hướng dẫn cách phân tích một tác phẩm văn học

Dưới đây là các “bí kíp võ công” mình đã đúc kết sau một quá trình học cũng như được những bạn chuyên ban D chia sẻ và giúp đỡ.

1. Phải xác định chính xác tác phẩm văn học là gì ?

Tác phẩm này thuộc thể loại văn học nào :thơ , truyện , kịch , ký v.v… hay một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch. Nên lưu ý mỗi tác phẩm đều có những nết đặc trưng riêng của mình và đừng lẫn lộn những nét đặc trưng của các tác phẩm với nhau.

2. Hiểu rõ việc phân tích tác phẩm văn học làm gì ?

Phân tích tác phẩm văn học bạn hãy hiểu là tìm hiểu, nhận xét đánh giá tác phẩm ấy về hai phương diện nghệ thuật và nội dung trong mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả cùng với đó là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm như thế nào?

Trong trường hợp bạn đang phân tích tác phẩm văn tự sự thì phương án an toàn nhất dành cho bạn là phân tích nghệ thuật riêng, phân tích nội dụng riêng. Nếu tác phẩm là trữ tình thì hãy cố gắng phân tích nghệ thuật để sáng tỏ nội dung. Tại sao với các thể loại tác phẩm khác nhau lại có những phương pháp phân tích khác nhau như vậy? Vì đối với tác phẩm tự sự thì tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện rõ ràng nhất ở hàng động ,tính cách ,lời nói của nhân vật. Còn các tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện một các rõ ràng thông qua ngôn ngữ, các phương pháp nghệ thuận được áp dụng trong tác phẩm.

3. Các bước phân tích

Mô hình chung khi phân tích các tác phẩm văn học gồm 3 bước chính: Khái quát – Phân tích – Tổng hợp.

a- Khái quát: Đưa ra nhận xét khái quát về tác phẩm văn học đang phân tích. Phải nêu đại ý của tác phẩm trước khi phân tích . (Nếu trong trường hợp phân tích đoạn thơ, khổ thơ thì bạn vẫn có thể thực hiện phương pháp này nhưng chỉ áp dụng trên đoạn thơ và khổ thơ đó)

b- Sau khi phân tích tổng quát, bạn bắt đầu đi vào từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm trên cả 2 phương diện nội dung và nghệ thuật.

c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .

d- Chú ý :

– Nếu là tác phẩm tự sự thì bạn cần lưu ý đặc biệt về nhân vật và cốt truyện. Nếu là
tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện pháp tu từ.

– Trong một đoạn thơ ,bài thơ bạn hãy lưu ý không phải lúc nào tác giả cũng sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật mà chỉ chú ý tập trung vào những ý cần bày tỏ.

Phân tích nhân vật Tràng - Vợ nhặt của Kim Lân

4. Tìm hiểu đề

Có nghĩ là bạn cần phải xác định chính xác yêu cầu đề bài đưa ra là gì

– Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp .
– Nguồn gốc của tác phẩm: tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Có đặc điểm gì đặc biệt về nguồn gốc tác phẩm này hay không?
– Nội dung khái quát của đề là gì? Tác phẩm tập trung chính vào khía cạnh nào? (miêu tả con người, cảnh vật, thiên nhiên hay sử dụng hình ảnh của thiên nhiên để miêu tả hình ảnh của nhân vật)
– Đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần để hiểu kỹ đề bài từ đó đưa ra dàn ý hợp lý và sát nhất với đề bài. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc thiếu ý hay sai đề bài,….

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn làm phần đọc hiểu môn ngữ văn thi tốt nghiệp THPT

Trên đây là một vài chia sẻ Hướng dẫn cách phân tích một tác phẩm văn học các bạn hoàn toàn có thể áp dụng trong bất cứ tác phẩm nào để học tốt Ngữ văn 12. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn ôn thi tốt nghiệp THPT cũng như giúp bạn trong việc ôn thi đánh giá năng lực một cách hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm thời gian nhất.