Cách xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt”

1915
4/5 - (1 bình chọn)

Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu được in trong tập Con chó xấu xí (1962) của Kim Lân. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Đây cũng là tác phẩm nằm trong hệ thống kiến thức Ngữ văn 12ôn thi đại học môn văn. Một trong những nét ấn tượng và làm nên thành công của tác phẩm đó là cách xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.

***Xem thêm:

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt – Kim Lân

Phân tích nhân vật người vợ trong tác phẩm Vợ Nhặt – Kim Lân

Tác giả

Kim Lân được mệnh danh là cây bút chuyên viết về thể loại truyện ngắn. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh cuộc sống làng quê và số phận của người nông dân. Ông còn được mệnh danh là nhà văn “một long đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.

Thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lý của người nông dân, trong các tác phẩm của Kim Lân chúng ta vẫn thấy thấp thoáng hoàn cảnh, cuộc sông khó khăn của người nông dân. Nhưng ở đó luôn sáng lên vẻ đẹp chất phác, yêu đời.

Truyện ngắn “Vợ nhặt”

Khi kể về Vợ nhặt, Kim Lân chia sẻ: “Tôi định viết một số truyện ngắn những ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người. Lúc đói người ta phải kiếm sống, thậm chí nhặt rác rưởi, nhặt ốc, nhặt chuột, ăn uống một cách thê thảm nhưng đến tối họ vẫn có một gia đình, gia đình nào về gia đình ấy, vẫn hi vọng một điều gì. Họ vẫn trò chuyện về đồng áng, giỗ chạp, những chuyện hướng về một cái gì là sự sống, đói nhưng không làm cho con người ta đen tối, mất hi vọng dù phải cướp cám mà ăn.”

Sơ đồ tư duy truyện ngắn “Vợ nhặt”

Cách xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt”

Thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

*Tình huống truyện: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp. 

+ Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyện sống – chết thì Tràng lại lấy vợ. Một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đàn bà vì đói khát mà theo không một người đàn ông xa lạ. Việc Tràng có vợ khiến cho mọi người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;… 

+ Khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng): khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình). Và khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);… 

=> Tình huống truyện bất thường, khát vọng bình thường mà chính đáng của con người được gửi gắm.

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập môn ngữ văn thật tốt trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!

***Xem thêm: Hướng dẫn phân tích 1 tác phẩm văn học