Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022

19469
cau-truc-de-thi-danh-gi-nang-luc-moi-nhat-2022
Cập nhật mới nhất cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2022
4.4/5 - (17 bình chọn)

Theo như thông tin mới cập nhất, sang năm 2022 Đại học Quốc Gia TPHCM vẫn sẽ tiếp tục tổ chức Thi Đánh giá năng lực (Thi ĐGNL) sử dụng cho công tác tuyển sinh. Kết quả kỳ thi này sẽ được sử dụng như phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thuộc hệ thống Đại học Quốc Gia TPHCM cũng như các trường đại học khác ngoài hệ thống.

>>>KHÁM PHÁ KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 NGAY<<<

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực chung

Theo như Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM – TS Nguyễn Quốc Chính, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực được xây dựng tương tự như phương pháp tiếp cận với các bài thi ĐGNL phổ biến khác trên thế giới như bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh và bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ.

Xét về cấu trúc đề thi (hay ma trận đề thi) của kỳ thi đánh giá năng lực các năm 2019, 2020 và 2021 vừa qua, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tổng hợp được đầy đủ các các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích (vốn là những phần trọng tâm trong bài thi SAT) kết hợp với kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trong bài TSA của Anh.

Cụ thể, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực và kiến thức cơ bản của các thí sinh bao gồm các lĩnh vực: tư duy lô-gic, khả năng đọc hiểu, xử lý và phân tích số liệu và giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi là sự tổng hợp đầy đủ cả về các mặt cả kiến thức lẫn tư duy dưới các hình thức công thức cơ bản, dữ kiện đề cho cũng như các số liệu để phân tích.

Bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TPHCM có tổng cộng 120 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:

Mục tiêu đánh giá Số lượng câu Nội dung
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ
1.1. Tiếng Việt 20 Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng phân tích và suy luận bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh
1.2. Tiếng Anh 20
Phần 2. Toán học, phân tích số liệu và tư duy logic
2.1. Toán học 10 Các vấn đề được mở rộng từ kiến thức toán cơ bản THPT

Các câu hỏi mang tính chất suy luận và tư duy logic từ các dữ kiện đã cho

Các bài phân tích số liệu và lựa chọn đáp án thông qua các số liệu đề cho

2.2. Tư duy logic 10
2.3. Phân tích số liệu 10
Phần 3. Giải quyết vấn đề
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học 10 Những vấn đề liên quan tổng hợp từ kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý 10
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học 10
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý 10
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội 10
Tổng cộng 120

 

Kết quả thi dgnl được xác định qua Phương thức trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory – IRT). Số điểm của từng câu hỏi có trọng số không giống nhau tùy thuộc vào độ phân biệt và độ khó của câu hỏi. Bài thi đánh giá năng lực có điểm số tối đa là 1.200 điểm, trong đó thành phần thang điểm từng phần gồm: Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm,  phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Các bạn có thể tham khảo thêm về các bộ đề thi thử đánh giá năng lực để có thể nắm rõ hơn về ma trận đề thi cũng thi luyện tập để đánh giá khả năng hiện tại của bản thân.

Tổng quan đề thi đánh giá năng lực 2021

Để hiểu rõ được đề thi nói chung, tốt hơn hết các bạn học sinh cần tìm hiểu cũng như làm thử đề thi các năm (hay đặc biệt ở đây chính là đề thi đánh giá năng lực 2021). Cụ thể như sau:

  • Đại học Quốc Gia TP.HCM: Bài thi bao gồm tổng cộng 120 câu hỏi, tổng thời gian làm bài dành cho các bạn thí sinh là 150 phút với tổng điểm 1200 điểm.
  • Đại học Quốc Gia Hà Nội: Bài thi tổng cộng 150 câu hỏi trong thời gian 195 phút với tổng điểm tối đa là 150 điểm.

Tham khảo ngay:

  • Xem Đề thi đánh giá năng lực ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM năm 2021 (đề mẫu): tại đây
  • Xem Đáp án đề mẫu đánh giá năng lực ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM năm 2021: tại đây

Bên cạnh đó, để có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi các bạn học sinh phân bổ thời gian để có thể vừa kết hợp giữa ôn luyện kiến thức cơ bản và song song với đó là luyện tập với các dạng đề thi. Ngoài ra, với những bạn học sinh đã tốt những phần trên có thể luyện tập bổ sung các dạng bài nâng cao để tăng khả năng tư duy và phản xạ làm bài.

Lưu ý: Do đề thi đánh giá năng lực hoàn toàn khác biệt so với đề thi tốt nghiệp THPT với các câu hỏi mang tính vận dụng, liên hệ định lượng và định tính. Chính vì thế, các bạn không nên sử dụng phương pháp học tủ, học lệch để áp dụng trong kỳ thi này. Hãy nắm rõ công thức cơ bản và chăm chỉ thực hành các đề thi. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết chia sẻ về phương pháp Ôn thi đánh giá năng lực để có kế hoạch và phương pháp ôn thi hiệu quả nhất.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022

Dự kiến cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 sẽ không có quá nhiều sự thay đổi và ba-rem điểm sẽ giống như các năm trước đây. Các bạn có thể tham khảo cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia Hà Nội 2022 dự kiến vừa được nhà trường thông báo trên trang chủ:

Cấu trúc bài thi
Tổng quát Mỗi môn thời gian làm bài từ 50 – 120 phút. 195 phút cho 3 phần thi
150 câu hỏi: trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án, 18 câu điền đáp án
Chi tiết
*Môn Toán:
– Thang điểm: 10 (0.2 điểm/câu)
– Hình thức: Trắc nghiệm
– Thời gian làm bài: 90 phút
– Số lượng câu hỏi: 50 câu* Môn Tiếng Anh:
– Thang điểm: 10 (0.2 điểm/câu)
– Hinh thức: Trắc nghiệm
– Thời gian làm bài: 60 phút
– Số lượng câu hỏi: 50 câu
*Phần 1: Tư duy định lượng
– Tổng điểm tối đa: 50 điểm (mỗi câu 1 điểm)
– Thời gian làm bải: 75 phút
– Số lượng câu hỏi: 50 câu
* Môn Ngữ văn:
– Thang điểm 10:
+ Phần đọc hiểu: 3 điểm
+ Phần làm văn: 7 điểm
– Hình thức: Tự luận
– Thời gian làm bài: 120 phút
– Số lượng câu hỏi: 2 phần, gồm 6 câu hỏi
*Phần 2: Tư duy định tính
– Tổng điểm tối đa: 50 điểm (mỗi câu 1 điểm)
– Thời gian làm bài: 60 phút
– Số lượng câu hỏi: 50 câu
* Tổ hợp KHTN/ Tổ hợp KHXH (gồm 3 môn)
– Thang điểm 10/môn: 0.25 điểm/câu
– Hình thức: Trắc nghiệm
– Thời gian làm bài: 50 phút/môn
– Số lượng câu hỏi: 40 câu
* Phần 3: Khoa học
– Tổng điểm tối đa: 50 điểm (mỗi câu 1 điểm)
– Thời gian làm bài: 60 phút
– Số lượng câu hỏi: 50 câu
Tổng điểm – Tổng điểm mỗi bài thi là 10 điểm – Tổng điểm tối đa cho cả bài thi là 150 điểm.

 

Đề thi đánh giá năng lực các năm

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi, không có gì tốt hơn việc các bạn cần trực tiếp trải nghiệm các đề thi của các năm vừa qua. Điều này sẽ giúp các bạn có thể đánh giá đúng thực lực của bản thân cũng như tìm ra những kiến thức mà mình còn thiếu trong quá trình ôn thi.

Trọn bộ đề thi đánh giá năng lực của ĐHQGTPHCM các năm qua

  • Xem Đề thi đánh giá năng lực ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM năm 2020: tại đây
  • Xem Đề thi đánh giá năng lực ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM năm 2019: tại đây
  • Xem Đề thi đánh giá năng lực ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM năm 2018: tại đây
  • Xem Đề thi đánh giá năng lực ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM năm 2018: tại đây
  • Xem TRỌN BỘ 20 ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC: tại đây

Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm các đề thi tự luyện đánh giá năng lực khác tại các cuốn sách ôn thi đánh giá năng lực đang “Hot” hiện nay như:

  • Tổng ôn cấp tốc luyện thi Đánh giá năng lực (Cấu trúc đề thi của ĐHQGHN)
  • Tăng tốc luyện đề thi Đánh giá năng lực (Cấu trúc đề thi của ĐH Quốc gia TP.HCM)

>>> Chi tiết xem tại bài viết: Sách ôn thi đánh giá năng lực tốt nhất hiện nay

Khi đã nằm rõ được cấu trúc đề thi và những điều cần biết về thi đánh giá năng lực khác, các bạn hãy cố gắng tự làm cho mình đề cương ôn thi đgnl của các môn. Từ đó tự đánh giá bản thân và đưa ra chiến lược ôn thi đánh giá năng lực một cách hợp lý nhất để có thể đạt được điểm số cao nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực sắp tới.