Phương pháp ôn thi tư duy định lượng – Thi đánh giá năng lực

2911
Hướng dẫn phương pháp ôn thi tư duy định lượng
Hướng dẫn phương pháp ôn thi tư duy định lượng
5/5 - (6 bình chọn)

Kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc Gia Hà Nội đang đến gần và đây là giai đoạn gấp rút cho các sĩ tử trong quá trì ôn thi đánh giá năng lực. Tư duy định lượng là một trong ba phần trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực và nhiều bạn cũng đang còn phân vân trong việc ôn thi phần này làm sao cho hiệu quả và chất lượng nhất. Chính vì vậy luyenthidgnl sẽ chia sẻ phương pháp Ôn thi định lượng – Thi đánh giá năng lực sao cho hiệu quả

Bài viết tham khảo thêm:

I. Phần thi tư duy định lượng là gì?

Phần thi tư duy định lượng là những câu hỏi dạng toán học và có cấu trúc là phần giao giữa toán và tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề mà câu hỏi đưa ra. Khác với bộ môn toán học thông thường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thường mang tính trừu tượng cao, các câu hỏi về tư duy định lượng lại có tính cụ thể cũng như ứng dụng.

Khi làm phần thi này, các bạn học sinh không cần thiết phải hiểu quá chuyên sâu về kiến thức mang tính học thuật mà cần sự hiểu biết rộng cũng như mối liên hệ của kiến thức vào đời sống.

>>>KHÁM PHÁ KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 NGAY<<<

II. Phần thi tư duy định lượng trong đề thi đánh giá năng lực

Theo như các đề thi đánh giá năng lực chính thức của các năm vừa qua, số lượng câu hỏi về tư duy định lượng chiếm 1/3 trên tổng số câu hỏi của toàn bộ đề và rải rác đầy đủ trên các mức độ khó của câu, từ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

Cấu trúc chung của đề thi đgnl như sau:

Phần thi Số lượng câu hỏi
Phần Tư duy định tính 50 câu
Phần Tư duy định lượng 50 câu
Phần Khoa học 50 câu
Tổng  150 câu

 

Phần tư duy định lượng có tổng cộng 50 câu hỏi. Trong đó:

  • 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 đáp án
  • 15 câu hỏi dạng điền đáp án.

Phân bổ cấp độ nhận thức trong đề thi đgnl (tham khảo):

Cấu trúc Nhận biết – Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Phần Tư duy định tính 60% 30% 10%
Phần Tư duy định lượng 52% 42% 10%
Phần Khoa học 70% 20% 10%

 

Dự kiến trong năm 2022, cấu trúc chung của đề sẽ không có quá nhiều thay đổi. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo thêm: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022

 

II. Kiến thức cần ôn để làm phần thi tư duy định lượng

Theo như các chuyên gia phân tích đề thi đánh giá năng lực mẫu của ĐHQGHN mới công bố vừa qua, kiến thức Toán trong phần tư duy định lượng tương đối rộng, trải dài toàn bộ kiến thức THPT và không trọng tâm cố định vào kiến thức của lớp 10 hay 11 hoặc 12. Cấu trúc ma trận tư duy định lượng của đề thi mẫu ĐHQGHN được phân tích như sau:

Lớp Chuyên đề Cấp độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Tỉ lệ %
Lớp 10 PT-HPT 1 1 14%
Bất đẳng thức – BPT 1 1 2
Hình học Oxy 2 2
Thống kê 1 1
Hàm số 1 1
Lớp 11 Lượng giác 1 1 20%
Tổ hợp – Xác xuất 1 1 2
Cấp số cộng – Cấp số nhân 1 1
Đạo hàm 2 2
Giới hạn 1 1
Hình không gian
(khoảng cách – góc – thiết diện)
3 3
Lớp 12 Hàm số 1 6 7 66%
Mũ – Logarit 1 1 2 4
Hình không gian
(bài toán thể tích)
2 1 3
Khối tròn xoay 2 2
Nguyên Hàm – Tích phân 3 2 5
Số phức 4 4
Hình học Oxyz 2 3 1 2 8
Tỉ lệ % 8% 44% 42% 6% 50

 

+ Kiến thức trong chương trình Toán lớp 10

Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 10 chiếm tầm 14% câu hỏi trong phần định lượng và hầu hết đều được nằm trong các chuyên đề của lớp 10 bao gồm có: Phương trình – Hệ phương trình,  Bất đẳng thức – Bất phương trình, Hàm số, Thống kê, Hình học Oxy.

  • Chủ yếu các câu hỏi liên quan tới nghiệm của phương trình – hệ phương trình – bất phương trình, tọa độ điểm trong hình Oxy,… hầu hết đều thuộc các dạng bài tập quen thuộc và cơ bản mà các bạn học sinh đã được làm quen trong quá trình học cũng như được thầy cô giảng dạy.
  • Các câu hỏi thuộc chuyên đề Thống kê tương đối quen thuộc, tuy nhiên trong chuyên đề này cũng thường xuất hiện những câu có dạng phân tích số liệu nhưng chỉ thuộc cấp độ nhận biết và các bạn học sinh hoàn toàn có thể giải quyết được.
  • Các câu hỏi có tính vận dung và vận dụng cao thường rơi vào những chuyên đề khó (đây cũng là những chuyên đề có những câu hỏi dạng phân loại học sinh trong đề thi tốt nghiệp THPT các năm) như: phương trình tọa độ Oxy, bất đẳng thức. Để giải được câu hỏi này, các bạn học sinh cần vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức cũng như cọ sát và tìm hiểu thêm ở các kiến thức bên ngoài.

+ Kiến thức trong chương trình Toán 11

Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 thường chiếm khoảng 20% câu hỏi trong đề thi đgnl và nằm chủ yếu trong 6/7 các chuyên đề lớp 11 (chuyên đề phép biến hình rất ít xuất hiện trong đề thi) và tập trung chủ yếu ở cấp độ Thông hiểu – Vận dụng. 

+ Phần chương trình Toán 12

Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12 chiếm khoảng từ 60-70% số lượng câu hỏi trong đề thi; thuộc tất cả các chuyên đề lớp 12 và trải rộng ở nhiều cấp độ từ Nhận biết – Vận dụng cao.

  • Các câu hỏi chiếm tỉ lệ % lớn trong đề thi đồng thời thuộc các dạng bài mà học sinh đã được học trên lớp như: dạng bài toán thực tế về nguyên hàm – tích phân; phương trình – bất phương trình logarit …
  • Một số câu hỏi liên hệ thực tế đều là các câu hỏi quen thuộc như: Khối tròn xoay, trục tọa độ không gian,… học sinh cần đọc hiểu và phân tích được đề bài hoàn toàn nhanh chóng tìm ra được kết quả bài toán.
  • Các câu hỏi khó, mang tính vận dụng cao thường xuất hiện trong các phần kiến thức như: min-max trong hình học Oxy; cực trị hàm trị tuyệt đối; câu hỏi liên chuyên đề liên quan đến logarit và bất đẳng thức… Để làm được các câu này, các bạn cần biết cách vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức, kĩ năng để tìm ra được đáp án chính xác nhất là đối với các câu hỏi dạng điền đáp án.

Để hiểu sâu và chi tiết toàn bộ đề thi mẫu mới ra của trường ĐHQGHN, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội

III. Phương pháp ôn thi tư duy định lượng hiệu quả

1. Về phần kiến thức:

Có thể thấy nội dung phần Tư duy định lượng (Toán học) có hệ thống kiến thức rộng và dàn trải toàn bộ trong chương trình THPT (từ lớp 10-12) và trải rộng ở các cấp độ nhận thức (từ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao) trong mỗi lớp . Mặt khác, các câu hỏi có tính chất phân loại học sinh (thuộc cấp độ Vận dụng – Vận dụng cao) chiếm tỉ lệ tương đối lớn (48%) và không tập trung chỉ tập trung vào bất cứ chuyên đề nào. Số lượng các câu hỏi vận dụng thực tế và liên môn chiếm khoảng 10 câu. Việc phân bổ kiến thức thi như thế này sẽ giúp đánh giá chính xác năng lực và có tính phân loại học sinh cao.

Chính vì vậy, trong quá trình học, các bạn cần ôn luyện đều các kiến thức và tốt nhất hãy xây dựng hệ thống đề cương một cách logic, điều này sẽ giúp các bạn nhớ rất lâu cũng như dễ dàng tìm ra được các lỗi sai về bản chất. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những phần kiến thức đọc thêm trong sách vì đây đều là những phần có tính vận dụng rất cao và rất dễ xuất hiện trong đề. Ngoài ra, hãy tham khảo các tài liệu bên ngoài, các đề thi đánh giá năng lực các năm để cọ sát và làm quen với những câu hỏi lạ cũng như rèn luyện phương pháp làm bài hiệu quả và tốt nhất.

2. Về kỹ năng làm bài

a. Phân bổ thời gian làm bài

Để xử lí được toàn bộ 50 câu hỏi trong thời gian 75 phút với một khối lượng kiến thức rất rộng và dàn trải thì điều quan trọng đòi hỏi các thí sinh phải có kỹ năng về kiểm soát thời gian làm bài thật tốt bằng cách phân bổ thời gian đọc đầu bài, đọc hiểu hướng dẫn từng phần, từng câu hỏi trước khi quyết định lựa chọn hoặc điền đáp án. Các bạn cũng lưu ý là đề thi không sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó mà bố cục theo lĩnh vực có tính liên ngành, một số câu hỏi tích hợp các ngành. Do đó, học sinh cần đảm bảo làm câu nào chắc câu đó và gặp phải một câu hỏi quá khó thì hãy làm câu hỏi tiếp theo sau đó trở lại câu hỏi đó nếu còn thời gian.

b. Làm quen với dạng câu hỏi tư duy logic

Trong đề thi, nhất là ở phần tư duy định lượng, các câu hỏi về tư duy logic xuất hiện rất nhiều. Nếu bạn tìm ra được hướng tư duy của đề thì việc giải quyết câu hỏi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và tránh những câu hỏi “đánh lừa” học sinh. Chính vì vậy, hãy tham khảo thêm các nhiều đề thi qua các phương tiện như: Đề thi thử các trường, đề thi mẫu, Internet,… để rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng loại trừ đáp án,… Nếu làm được điều này, mình tin chắc việc giải quyết các câu hỏi phần thi định lượng không có gì khó khăn với các bạn.

c. Cải thiện kỹ năng xử lý số liệu

Để làm được điều này, việc cần làm đầu tiên của các bạn thí sinh là cần phải có kiến thức nền tảng về Toán học và không cần phải chuyên sâu quá nhiều về mặt học thuật của bất kỳ chuyên đề nào. Điều đó sẽ giúp các bạn ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện thiết yếu nhất để vận dụng lượng kiến thức trong việc tư duy logic và xử lý số liệu trong đề bài. Việc tốt nhất để làm việc này chính là hãy dành thời gian cho việc làm bài tập, làm các đề thi thử bấm thời gian nghiêm túc để rèn luyện phản xạ của bản thân.

3. Định hướng ôn tập dành cho các bạn học sinh

Do phạm vi kiến thức trong đề thi ĐGNL tương đối rộng, không chỉ nằm trong nội dung thi Tốt nghiệp THPT mà nằm trong toàn bộ chương trình THPT. Chính vì vậy, để làm tốt bài thi này, các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức ngay trong quá trình học tập trên lớp và xây dựng kế hoạch hệ thống, ôn tập một cách bài bản cả về kiến thức và kĩ năng. Đồng thời, trong các giai đoạn nước rút, các bạn cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và những phần kiến thức bị hổng để xây dựng kế hoạch ôn tập, bổ sung hợp lí. 

Đối với những bạn đang trong quá trình ôn thi đánh giá năng lực đang gặp khó khăn trong định hướng ôn tập cũng như phương pháp ôn tập sao cho hiệu quả, các bạn có thể tham khảo ngay khóa học:

>>>TỔNG ÔN TOÀN DIỆN THI ĐGNL ĐHQG TP.HCM<<<

>>>LUYỆN THI CẤP TỐC ĐGNL ĐHQGHN<<<

Chúc các bạn đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực sắp tới!