Phân tích tác phẩm Vợ nhặt – tác giả Kim Lân

1816
Vợ nhặt của Nam Cao
Rate this post

Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân sẽ giúp bạn học tốt ngữ văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VỢ NHẶT – KIM LÂN

Mở bài

Khái quát đôi nét về nhà văn Kim Lân: là nhà văn viết truyện ngắn chuyên nghiệp, đặc biệt là viết về đề tài người nông dân. Trong tác phẩm của ông, người nông dân dù nghèo khổ nhưng vẫn luôn chấn chất, trung thực,  yêu đời, hóm hỉnh.

Tác phẩm Vợ nhặt được viết trong tập “Con chó xấu xí”, là một trong những truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu ngợi ca khát vọng và niềm tin vào tương lai sáng tươi của người dân lao động dù đang phải sống trong tình trạng ngột ngạt, bức bối, thê thảm của nạn đói khủng khiếp năm 1945.

 

Thân bài

“Vợ nhặt”  đúng như cái tên, nhặt được vợ –  diễn tả cảnh ngộ rẻ rúng, tủi nhục của con người và cuộc sống thê thảm của con người trong nạn đói. Đây là một tình huống vô cùng éo le lại bất ngờ độc đáo, khi cả hai vợ chồng đều là những người khốn cùng, cùng cực lại bất ngờ thành chỗ dựa của nhau.

Phân tích nhân vật Tràng:

Tràng là dân ngụ cư mẹ già, cha mất sớm, nhà cửa tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, là dân ngụ cư bị khinh thường,… bản thân Tràng lại thô kệch, xấu xí, ngờ nghệch, vụng về với hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước”, “cái lưng to rộng như lưng gấu”…

Tràng gặp người vợ nhặt của mình tất cả chỉ có 2 lần trong dịp chở thóc lên tỉnh. Lần đầu gặp gỡ, lời hò của Tràng chỉ là lời bông đùa của người lao động chứ không hề có tình ý với người con gái đẩy xe cùng mình. Lần thứ hai gặp lại, bị cô gái mắng Tràng chỉ toét miệng cười và đãi chị một bữa bánh đúc no nê dù bản thân của dư dả gì. -> là một hành động của người lao động tốt bụng, hiền lành. Thấy cô gái ăn cắm cúi như chưa bao giờ được ăn, Tràng động lòng thương liền nói “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.”

Ấy vậy mà người đàn bà ấy lại theo Tràng về thật, khiến Tràng trợn nghĩ  “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Nghĩ rồi lo, nhưng anh tặc lưỡi: Chậc, kệ!” -> cho thấy đây là thái độ dũng cảm, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ chứ không phải là quyết định trong một phút bồng bột.

Tràng nghiêm túc, chu đáo và có tránh nhiệm với người vợ nhặt bằng hành động đưa cô gái lên chợ tỉnh mua đồ.

Trên đường về Tràng hạnh phúc, hãnh diện “có cái gì hớn hở khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”. Còn mua dầu về thắp để căn nhà trở nên sáng sủa hơn khi thị về đến nhà.

Về đến nhà, Tràng xăm xăm dọn dẹp sơ qua, ngượng nghịu thanh minh về sự bừa bộn của nhà cửa vì thiếu bàn tay của đàn bà – có hành động đáng yêu, chân chất, mộc mạc.

Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo người vợ khi nhìn thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ bỏ đi, vừa sốt ruột mong bà cụ Tứ về thưa chuyện mong bà vun đắp cho nhân duyên vợ chồng. Khi bà cụ Tứ mừng lòng Tràng thở phào nhẹ nhõm.

Sáng ngày hôm sau, ngôi nhà trở nên sạch sẽ, gọn gàng hơn Tràng cảm nhận sâu sắc về vai trò và vị trí của người vợ trong gia đình, đồng thời thấy bản thân mình trưởng thành, chững chạc hơn.

Suy nghĩ của Tràng trong bữa cơm về hình ảnh đám người bị đói và lá cờ bay phấp phới như báo hiệu tương lai sẽ biến đổi tốt đẹp hơn.

 

Phân tích nhân vật người vợ nhặt

Người vợ nhặt không có tên tuổi, cũng như không thấy giới thiệu quê quán gia đình cho thấy sự rẻ rúng của con người trong nạn đói.

Chân dung của Thị được khắc họa: gầy sọp, quần áo tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt.

Khi nghe câu hò của Tràng, thị hồn nhiên vô tư vui vẻ chạy lại giúp đỡ dù chỉ gặp mặt lần đầu tiền.

Lần thứ hai gặp lại Thị “sưng sỉa” mắng Tràng và được mời “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. Cái đói khổ, thị bám víu lấy sự sống, theo Tràng về thật  khi Tràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ … cùng về”. -> cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà còn cả nhân cách của con người.

Thị là một người có khát vọng sống mãnh liệt. Thị quyết theo Tràng về làm vợ để không phải sống trong cảnh đầu đường xó chợ. Khi về đến nhà Tràng nhìn thấy hoàn cảnh nghèo khổ, thị ngao ngán nhưng vẫn “nén tiếng thở dài”.

Thị cũng là một người phụ nữ nết na và có ý tứ: thị rón rén ngượng ngùng, rón rén e thẹn theo sau Tràng. Khi gặp bà Tứ, thị “hai tay vân vê tà áo đã rách bợt” thể hiện sự ngượng nghịu. Thị dậy sớm để quét dọn nhà cửa, lúc ăn cháo cám, “mắt thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng” thể hiện sự nể nang, ý tứ trước mẹ chồng. 

Thị còn là người có niềm tin, hy vọng vào tương lai: thị kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hy vọng cho cả nhà.

 

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ được miêu tả có “dáng đi lọm khọm, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già”.

Dù ngạc nhiên trước sự xuất hiện của người đàn bà xa lạ cũng như sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch, nhưng  bà vẫn “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhòa đi” vì thương đứa con trai trong hoàn cảnh đói khát mới lấy được người vợ nhặt, thương người đàn bà khốn khổ vì cùng đường mới phải lấy con bà.

Bà đối xử tốt với con dâu “Con ngồi đây … đỡ mỏi chân”, nói về tương lai với niềm lạc quan, ân cần bảo ban các con ân cần làm ăn.

 

Kết bài

Bằng ngòi bút tài tình, Kim Lân đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu, éo le không kém phần độc đáo để phản ánh giá trị nhân đạo sâu sắc, tình cảnh chân thực của người dân trong nạn đói cũng như khắc họa bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của người lao động.