Tổng ôn kiến thức môn văn – kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

2146
5/5 - (2 bình chọn)

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia là một bước ngoặt quan trọng, là bước chuyển sau 12 năm học của các bạn học sinh. Và một trong số môn thi quan trọng và bắt buộc trong kỳ thi này đó là môn Ngữ Văn. Để các bạn ôn thi đại học môn văn một cách hiệu quả thì ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng Tổng ôn kiến thức môn văn – kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Kiến thức trong kỳ thi chủ yếu nằm trong phần kiến thức Ngữ văn 12. Vì vậy, để có thể nhớ bài một cách tốt nhất các bạn học sinh nên học nghiêm túc ngay từ đầu, tránh hiện tượng dồn kiến thức đến cuối kỳ. Bên cạnh đó để có thể ôn thi hiệu quả và nhanh chóng, mỗi bạn học sinh nên tự thiết lập cho mình một cách học tập phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của mình.

Tổng ôn kiến thức môn văn thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trong quá trình ôn thi, ngoài việc ôn tập kiến thức trong chương trình SGK Ngữ văn THPT, các bạn cần phải nắm rõ được những dạng bài thường xuyên suất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ Văn. Chính vì vậy, mình sẽ chia sẻ một số dạng bài các bạn cần tập trung ôn cùng với đó là những tác phẩm trọng tâm cần được lưu ý và ôn kỹ.

Các dạng bài thường gặp trong đề thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT

Dạng bài đọc hiểu

Đây là dạng bài nằm ở phần đầu tiên của đề thi. Nội dung ở phần này gồm các kiến thức về đọc hiểu một đoạn trích cho trước và thực hiện các yêu cầu của đề. Mức điểm dành cho bài thi này có thể giao động từ 2 – 3 điểm (tùy từng năm). Đối với dạng bài này khi trả lời các câu hỏi, các bạn học sinh không nên trả lời lan man, mà nên trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn nhất.

Phần nội dung kiến thức:

1. Các phương thức biểu đạt

2. Các thao tác lập luận

3. Phong cách ngôn ngữ

4. Các biện pháp tu từ

5. Các phép liên kết

Dạng bài nghị luận xã hội

Đối với bài nghị luận xã hội, thường đề bài sẽ yêu cầu các thí sinh viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng 200 từ về một vấn đề nào đó. Bài tập này sẽ chiếm khoảng 2-3 điểm của phần đề thi. Đối với bài tập này thì các bạn thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu của đề để có thể lựa chọn cách làm phù hợp và chính xác.

Các dạng nghị luận xã hội thường gặp:

1. Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

2. Dạng bài nghị luận về một hiện tượng, đời sống

– Nói về những hiện tượng, sự kiện đời sống có tác động tích cực đến suy nghĩ của con người (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).

– Những hiện tượng có tác động tiêu cực, tác động xấu đến suy nghĩ con người (Dịch bệnh Covid, bạo lực học đường, những tệ nạn trong xã hội…).

– Đề văn nghị luận về tin tức báo chí (thường có hình thức là một đoạn trích hay mẩu tin trên trên tạp chí, bài báo… từ đó rút ra vấn đề nghị luận).

3. Dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học

– Phân tích hình ảnh trong tác phẩm văn học được xây dựng dựa trên các vấn đề vẫn còn tồn đọng trong xã hội bấy giờ

– Phân tích những nét đẹp của các nhân vật, cảnh vật trong tác phẩm để nghị luận về những hình ảnh, con người trong trong xã hội

Dạng bài nghị luận xã hội

Đây là phần trọng tâm và cũng là phần chiếm nhiều điểm nhất trong bài thi. Thường số điểm của bài tập này sẽ là 5 điểm. Ở nghị luận văn học  các bạn học sinh phải phân tích, chứng minh, cảm nhận,… về những tác phẩm đã học (trọng tâm là các tác phẩm của lớp 12). Thường thì sẽ là bài nghị luận đơn (tức là 1 tác phẩm). Tuy nhiên theo xu hướng đề hiện nay, vẫn có thể xảy ra dạng kép tức là có sự xuất hiện của 2 tác phẩm.

 

Các tác phẩm văn học trọng tâm trong ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn

  1. Tuyên ngôn độc lập,
  2. Tây Tiến (Đề thi đại học năm 2011)
  3. Việt Bắc,
  4. Đất nước (Đề thi đại học năm 2017,20)
  5. Sóng (Đề thi đại học năm 2010, 2021)
  6. Đàn ghita của Lorca (tinh giản),
  7. Vợ chồng A Phủ (Đề thi đại học năm 2013)
  8. Vợ nhặt (Đề thi đại học năm 2016)
  9. Chiếc thuyền ngoài xa(Đề thi đại học năm 2015)
  10. Người lái đò sông Đà (Đề thi đại học năm 2012)
  11. Ai đã đặt tên cho dòng sông,
  12. Rừng xà nu ,
  13. Những đứa con trong gia đình (tinh giản),
  14. Hồn Trương Ba da hàng thịt (Đề thi đại học năm 2014).

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn

Căn cứ vào đề thi chính thức cũng như những bộ đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn văn không có nhiều thay đổi trong các năm trở lại đây. Đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn có 2 phần chính:

– Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm). Đề thi minh họa có 8 câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin và văn bản nghệ thuật.

– Phần 2: Làm văn (7 điểm) gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học đánh giá ở mức độ vận dụng cao. trong đó:

+ Nghị luận xã hội (3 điểm): Đề văn yêu cầu các thí sinh nêu ra ý kiến của bản thân về một vấn đề chính trị – xã hội, tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống hàng ngày.

+ Nghị luận văn học (4 điểm): Câu hỏi về phần nghị luận văn học tương đối đa dạng. Kiến thức phần này đề cập tới không trọng tâm vào bất cứ một tác phẩm nào và trải dài trong chương trình THPT môn văn. Chính vì vậy, để làm tốt câu hỏi này, các bạn cần phải ôn tất cả các tác phẩm mà mình đã đề cập phía trên, không nên học tủ, học lệch.

Lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn

Nắm chắc phần Đọc hiểu văn bản chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn. Theo kinh nghiệm mình đã rút ra được trong quá trình học được các thầy cô giáo chia sẻ và được rất nhiều bạn áp dụng:

Dạng bài đọc hiểu văn bản
(Thời gian: 1 tuần)
Phương thức biểu đạt – Ôn tập song song thực hành một số bài tập hoặc đề thi thử về dạng Đọc – hiểu về các phương thức biểu đạt.
Phong cách ngôn ngữ – Ôn tập song song thực hành một số bài tập hoặc đề thi thử về dạng Đọc – hiểu về các phong cách ngôn ngữ.
Thao tác lập luận – Ôn tập song song thực hành một số bài tập hoặc đề thi thử về dạng Đọc – hiểu về các thao tác lập luận.
Biện pháp nghệ thuật – Ôn tập song song thực hành một số bài tập hoặc đề thi thử về dạng Đọc – hiểu về các biện pháp nghệ thuật.
Bài tập Đọc – hiểu Thực hành làm các bài tập tổng hợp Đọc hiểu để rèn luyện kĩ năng làm bài, củng cố kiến thức; kịp thời tìm những lỗ hổng trong kiến thức để tiến hành ôn lại kiến thức để củng cố.

 

Nghị luận xã hội
(Thời gian ôn tập: 2 tuần)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống – Thường xuyên theo dõi thời sự, các bài báo chính thống về tình hình xã hội, những vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong đời sống.
– Vận dụng các kiến thức về phương thức biểu đạt nghị luận, thực hành trong lập luận, hình thức lập luận và phương pháp làm bài NLXH để viết bài nghị luận.
– Học tập cách diễn đạt của các bài báo để củng cố thêm kỹ năng bản thân trong dạng bài này
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí – Tìm kiếm, ghi nhớ và tổng hợp những dẫn chứng về những chủ để tư tưởng đạo lí thường gặp như tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực vươn lên trong đời sống,… Liên tục cập nhật tin tức, sự kiện để bổ sung tư liệu về các dẫn chứng cụ thể, tạo sự đa dạng và tính thuyết phục cho bài làm của mình
– Vận dụng kiến thức về phương thức biểu đạt nghị luận, thao tác lập luận, hình thức lập luận và phương pháp làm bài NLXH để viết  bài văn, đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Bài tập Nghị luận xã hội Thực hành làm các dạng bài tập tổng hợp NLXH để rèn luyện khả năng vận dụng linh hoạt.

 

Đối với việc ôn tập nghị luận văn học, các bạn có thể áp dụng theo lộ trình ôn thi dưới đây:

Nghị luận văn học:
Đối với các tác phẩm văn xuôi

Thay vì ôn tập tràn lan các bạn hãy nhóm các tác phẩm theo từng giai đoạn lịch sử để có sự hệ thống và dễ nhớ nhất trong quá trình ôn

Nhóm 1: Văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945:
– Ôn tập, củng cố các kiến thức liên quan đến tác phẩm và tác giả; các bạn cần phải đặc biệt lưu ý về nội dung cũng như các phương pháp nghệ thuật trong các tác phẩm: Hai đứa trẻ; Chữ người tử tù; Chí Phèo thông qua hệ thống lí thuyết và bài tập.

Nhóm 2: Văn xuôi giai đoạn sau 1945
– Ôn tập, củng cố các kiến thức liên quan đến tác phẩm và tác giả; cần tập trung ôn tập về nội dung và các phương pháp nghệ thuật của các tác phẩm: Người lái đò sông Đà; Ai đã đặt tên cho dòng sông?; Vợ chồng A Phủ; Vợ nhặt; Rừng xà nu; Những đứa con trong gia đình; Chiếc thuyền ngoài xa. Trong phần này, do có nhiều tác phẩm nên tốt nhất các bạn nên làm đề cương hoặc sơ đồ tư duy môn ngữ văn để có thể ghi nhớ và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn thi.

Nhóm 3: Các tác phẩm Văn chính luận Hồ Chí Minh:
– Ôn tập, củng cố các kiến thức liên quan đến tác phẩm và tác giả; cần tập trung ôn tập về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thông qua hệ thống lí thuyết và bài tập.

Nhóm 4: Kịch Lưu Quang Vũ:
Ôn tập, củng cố các kiến thức liên quan đến tác phẩm và tác giả; cần tập trung ôn tập về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Bên cạnh đó, trong quá trình ôn thi, các bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Cố gắng trang bị thêm cho bản thân hệ thống dẫn chứng để liên hệ mở rộng tác phẩm, điều này được các giáo viên đánh giá rất cao.
– Tìm tòi thêm các tài liệu, bài văn mẫu hay nhận định về tác phẩm của các tác giả, nhà văn. Điều này vừa cung cấp cho các bạn dẫn chứng để mở rộng tác phẩm, vừa giúp phong phú hơn về câu văn trong bài làm
-Vận dụng làm một số bài tập NLVH về bài thơ, đoạn thơ.

Đối với các tác phẩm thơ

– Tập trung ôn tập về đặc điểm, phương pháp làm bài nghị luận văn học về bài thơ hoặc trong các đoạn thơ

Đối với các tác phẩm Thơ mới và thơ Cách mạng (trong chương trình Ngữ văn 11)

– Ôn tập, củng cố các kiến thức liên quan đến tác phẩm và tác giả; cần tập trung ôn về nội dung và các phương pháp nghệ thuật trong tác phẩm: Vội vàng, Tràng giang; Đây thôn Vĩ Dạ; Từ ấy.

Hy vọng với phần Tổng ôn kiến thức môn văn thi tốt nghiệp THPT này sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn luyện trong kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

 

Tham khảo:

Cách tính điểm tốt nghiệp THPT mới nhất