Phân tích chi tiết đề thi đánh giá năng lực mẫu ĐHQGHN

3425
Phân tích chi tiết đề thi đánh giá năng lực mẫu ĐHQGHN
Phân tích chi tiết đề thi đánh giá năng lực mẫu ĐHQGHN
4.2/5 - (10 bình chọn)

Đề thi mẫu được ĐHQGHN công bố vừa qua được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Luyenthidgnl xin được chia sẻ bài viết phân tích chi tiết về đề thi mẫu để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về đề thi cũng như có chiến lược ôn thi hiệu quả nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQGHN sắp tới.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn đăng ký thi đánh giá năng lực ĐHQGHN

>>>KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2023<<<

PHÂN TÍCH CHI TIẾT ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MẪU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Tham khảo ngay đề thi đánh giá năng lực mẫu ĐHQGHN tại đây

1. Tư duy định tính

a. Tổng quan:

  • Mục đích: Kiểm tra kiến thức về Văn học và Tiếng Việt của các thí sinh tham gia
  • Số lượng câu hỏi trong đề thi: 50 câu, được đánh số thứ tự từ 51 đến 100.
  • Toàn bộ câu hỏi được xây dựng theo hình thức trắc nghiệm.

b. Ma trận tư duy định tính:

STT câu hỏi Phạm vi ngữ liệu Vùng kiến thức/ Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Từ câu 51 đến 70: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 5 câu hỏi Đọc hiểu
51-55: Sóng 51 12 Biện pháp tu từ 1
52 Nội dung 1
53 Nội dung 1
54 Chủ đề 1
55 Biện pháp tu từ 1
56-60: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc 56 12 Nội dung 1
57 Phong cách ngôn ngữ 1
58 Nội dung 1
59 Luận điểm chính 1
60 Thao tác lập luận 1
61-65: Bí mật sinh tồn ở sinh vật 61 Ngoài Nội dung 1
62 Nội dung 1
63 Hình thức đoạn văn 1
64 Nghĩa của từ 1
65 Nghĩa của từ 1
66-70: Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội 66 Ngoài Luận điểm chính 1
67 Nội dung 1
68 Nội dung 1
69 Nội dung 1
70 Nghĩa của từ 1
Từ câu 71 đến câu 78: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Tiếng Việt
71-75:Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ ngữ nghĩa/logic/phong cách 71 Dùng từ 1
72 Dùng từ 1
73 Dùng từ 1
74 Dùng từ 1
75 Dùng từ 1
76-78: Chọn 1 từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại 76 Nghĩa của từ 1
77 Nghĩa của từ 1
78 Nghĩa của từ 1
Từ câu 79 đến câu 80: Kiểm tra kiến thức Văn học Văn học
79 Thể loại văn học 1
80 Qúa trình văn học 1
Từ câu 81 đến câu 85: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Tiếng Việt
81-85: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu 81 Dùng từ 1
82 Dùng từ 1
83 Dùng từ 1
84 Dùng từ 1
85 Dùng từ 1
Từ câu 86 đến 100: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 1 câu hỏi Đọc hiểu
Chữ người tử tù 86 11 Nghệ thuật nổi bật 1
Nghệ thuật điện ảnh 87 Ngoài Phong cách ngôn ngữ 1
Đất nước – NKĐ 88 12 Nghệ thuật 1
Chiều xuân 89 11 Biện pháp tu từ 1
Những đứa con trong gia đình 90 12 Nhân vật 1
Vợ nhặt 91 12 Nhân vật 1
Rừng xà nu 92 12 Hình tượng 1
Người lái đò sông Đà 93 12 Bút pháp nghệ thuật 1
Tương tư 94 11 Hình ảnh 1
Chiếc thuyền ngoài xa 95 12 Người kể chuyện 1
Việt Bắc 96 12 Nội dung 1
Hồn Trương Ba, da hàng thịt 97 12 Giọng điệu 1
Chí Phèo 98 11 Nghệ thuật trần thuật 1
Tuyên ngôn độc lập 99 12 Biện pháp tu từ 1
Đất nước – NKĐ 100 12 Chủ đề 1
Tổng – Số lượng các văn bản đọc hiểu trong SGK lớp 12: 12/19 = 63% 27 17 6
– Số lượng các văn bản đọc hiểu trong SGK lớp 11: 4/19 = 21%
– Số lượng các văn bản đọc hiểu ngoài SGK: 3/19 = 16%
Tỉ lệ 54% 34% 12%

 

2. Tư duy định lượng

a. Cấu trúc đề thi

  • Số lượng câu hỏi: 50 câu
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Độ phủ kiến thức trong đề thi: 14% câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 10; 20% câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 66% câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 12.
  • Sự phân chia theo cấp độ nhận thức (Nhận biết/ Thông hiểu/ Vận dụng/ Vận dụng cao): 08%/44%/42%/6%. Đề thi tập trung chủ yếu và 2 cấp độ là Thông hiểu và Vận dụng
  • Loại câu hỏi: 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 đáp án15 câu hỏi dạng điền đáp án. Kiến thức các câu hỏi dạng điền đáp án được trải rộng từ lớp 10-12 và thuộc các cấp độ từ Thông hiểu – Vận dụng cao. 

b. Ma trận câu hỏi phần tư duy định lượng

Lớp Chuyên đề

Cấp độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Tỉ lệ %
Lớp 10 PT-HPT 1 1 14%
Bất đẳng thức – BPT 1 1 2
Hình học Oxy 2 2
Thống kê 1 1
Hàm số 1 1
Lớp 11 Lượng giác 1 1 20%
Tổ hợp – Xác xuất 1 1 2
Cấp số cộng – Cấp số nhân 1 1
Đạo hàm 2 2
Giới hạn 1 1
Hình không gian
(khoảng cách – góc – thiết diện)
3 3
Lớp 12 Hàm số 1 6 7 66%
Mũ – Logarit 1 1 2 4
Hình không gian
(bài toán thể tích)
2 1 3
Khối tròn xoay 2 2
Nguyên Hàm – Tích phân 3 2 5
Số phức 4 4
Hình học Oxyz 2 3 1 2 8
Tỉ lệ % 8% 44% 42% 6% 50

 

3. Bộ môn khoa học

a. Tổng quan:

Bộ môn Vật lý:

  • Độ phủ kiến thức: 30% câu hỏi Vật lí (3 câu) thuộc kiến thức lớp 11; 70% câu hỏi Vật lí (7 câu) thuộc kiến thức lớp 12, không có câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10.
  • Sự phân bổ tỉ lệ lí thuyết/ bài tập: 40% câu hỏi lí thuyết và 60% câu hỏi bài tập.
  • Sự phân chia theo cấp độ nhận thức (Nhận biết/ Thông hiểu/ Vận dụng/ Vận dụng cao) là 20%/40%/30%/10%.

Bộ môn Hóa học:

  • Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 5 câu/5 câu.
  • Tỉ lệ câu hỏi nhận biết/thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 2 câu/ 4 câu/3 câu/1 câu.

Bộ môn Sinh học:

  • Số lượng câu hỏi ở chương: Sinh học cơ thể thực vật, Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh thái mỗi chương gồm 2 câu, còn các chương khác chia đều, mỗi chương 1 câu. 
  • Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:– Câu chỉ thuộc lớp 10: Chiếm 0%– Câu thuộc lớp 11:  Chiếm 30 %– Câu thuộc lớp 12: Chiếm 70 %

b. Ma trận đề thi

Bộ môn Vật lý:

Lớp Chuyên đề

Cấp độ câu hỏi

Số câu
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
11 Dòng điện không đổi 1 1
Từ trường 1 1
Khúc xạ ánh sáng 1 1
12 Dao động cơ 1 1
Sóng cơ và sóng âm 1 1
Điện xoay chiều 1 1
Dao động và sóng điện từ 1 1
Sóng ánh sáng 1 1
Lượng tử ánh sáng 1 1
Hạt nhân nguyên tử 1 1
Tổng số câu 2 4 3 1 10

 

Bộ môn Hóa học

Lớp Chuyên đề Dạng bài Loại câu hỏi Cấp độ nhận thức Tổng
Lý thuyết Bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
11 Nitơ – Photpho Lý thuyết chung về amoniac 1 0 1 1
Nhiệt phân muối amoni 0 1 1 1
  Hidrocacbon Tác dụng AgNO3/NH3 0 1 1 1
12  Este, lipit  Tổng hợp nhiều quá trình phản ứng của este 0 1 1 1
Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất Dạng bài về muối Natri 0 1 1 1
  Polime Lý thuyết về polime 1 0 1 1
Protein – peptit Dạng bài tổng hợp protein 0 1 1
Tổng hợp hóa hữu cơ Thí nghiệm hóa học 1 0 1 1
Tổng hợp hóa vô cơ Dạng bài tổng hợp 1 0 1 1
Sắt, Cu– một số kim loại nhóm B và hợp chất Dạng bài về hợp chất của đồng 1 0 1 1
Tổng (câu) 5 5 2 4 3 1 10

 

Bộ môn Sinh học

Lớp Chuyên đề Loại câu hỏi Cấp độ nhận thức Tổng
Lý thuyết Bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
11 Sinh học cơ thể động vật 1 0 1 1
Sinh học cơ thể thực vật 2 0 2 2
12 Cơ chế di truyền và biến dị 2 0 1 1 2
Di truyền người 0 1 1 1
Ứng dụng di truyền học 1 0 1 1
Tiến hóa 1 0 1 1
Sinh thái 2 0 1 1 2
Tổng (câu) 9 1 2 5 2 1 10

 

 

4. Bộ môn xã hội trong đề thi mẫu ĐGNL ĐHQGHN

a. Tổng quan

Bộ môn Lịch sử

Phân bổ kiến thức theo phạm vi kiến thức 

Lịch sử 11: 2 câu: 20 %

Lịch sử 12: 8 câu: 80%

Phân bổ theo nội dung lịch sử Việt Nam – Lịch sử thế giới

Lịch sử thế giới: 2 câu = 20%

Lịch sử Việt Nam: 8 câu = 80%

Các câu hỏi trong đề thi thuộc chuyên đề sau: 

Lịch sử thế giới: bao gồm 2 chuyên đề

  • Các nước Á – Phi – Mĩ Latinh (Cuối TK XIX – đầu thế kỉ XX) (Lớp 11)
  • Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (Lớp 12)

Lịch sử Việt Nam: bao gồm 6 chuyên đề

  • Việt Nam từ 1858 – 1918 (Lớp 11)
  • Việt Nam từ năm 1919 đến 1930 
  • Việt Nam từ năm 1930 đến 1945
  • Việt Nam từ năm 1945 đến 1954
  • Việt Nam từ năm 1954 đến 1975

Về cấp độ nhận thức của các câu hỏi

  • Câu hỏi nhận biết – thông hiểu: 7 câu
  • Câu hỏi vận dụng: 2 câu
  • Câu hỏi vận dụng cao: 1 câu 

Bộ môn Địa lý

Phân bổ kiến thức theo phạm vi kiến thức:

  • Địa lí 11: 2 câu: 20 %
  • Địa lí 12: 8 câu: 80%

Phân bổ theo nội dung thực hành – lí thuyết:

  • Câu hỏi thực hành: 2 câu = 20%
  • Câu hỏi lí thuyết: 8 câu = 80%

Các câu hỏi trong đề thi thuộc chuyên đề sau:

  • Địa lí khu vực và quốc gia (Lớp 11)
  • Địa lí tự nhiên
  • Địa lí vùng kinh tế
  • Địa lí ngành kinh tế
  • Thực hành kĩ năng Địa lý

b. Ma trận đề thi chi tiết:

Ma trận đề thi chi tiết môn Lịch sử

Lớp Chuyên đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu
12 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 1 1
Việt Nam từ năm 1919 – 1930 1 1 1 3
Việt Nam từ năm 1945- 1954 1 1 2
Việt Nam từ năm 1954 – 1975 1 1
11 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 1 1 2
Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) 1 1
Tổng số câu 6 1 2 1 10

 

Ma trận đề thi chi tiết môn Địa lý

Lớp Chuyên đề Cấp độ câu hỏi Số câu
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
12 Địa lí tự nhiên 1 1 2
Địa lý các ngành kinh tế 1 1 2
Địa lý các vùng kinh tế 1 1 2
Thực hành kĩ năng địa lý 1 1 2
11 Địa lí khu vực và quốc gia 1 1 2
Tổng số câu 3 3 3 1 10

Để việc ôn tập đạt hiểu quả cao hơn, các bạn có thể tham khảo sách: Tổng ôn cấp tốc luyện thi Đánh giá năng lực (Cuốn sách được biên soạn theo cấu trúc đề thi ĐGNL do ĐH QGHN tổ chức).

sach-on-thi-dgnl-hn

Nội dung sách với:

  • Hệ thống phương pháp, kỹ năng làm bài giúp tăng x2, x3 tốc độ giải đề
  • Bộ đề CHUẨN, bám sát với cấu trúc đề thi ĐGNL HSA.
  • 100% đáp án + tips giải quyết câu hỏi khó mang tính thực tế, liên môn.

LuyenthiDGNL đã có 1 bài viết review chi tiết về cuốn sách này, các bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY!

Trên đây là bài phân tích chi tiết đề thi mẫu đánh giá năng lực ĐHQGHN vừa qua. Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ phần nào nắm được đặc điểm thi của từng phần, từ đó có được chiến lược ôn tập hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm thời gian.