Lưu ý khi làm dạng đề so sánh văn học

1240
Lưu ý khi làm dạng đề so sánh văn học
Rate this post

Dạng đề so sánh văn học có lẽ đã không còn xa lạ gì với các bạn học sinh cấp 3. Dạng đề này thường hay xuất hiện trong các đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn. Vậy làm thế nào để có thể đạt điểm cao cho phần thi này? Các bạn hãy nhớ một số lưu ý khi làm dạng đề so sánh văn học dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về dạng đề so sánh văn học

Dạng đề so sánh văn học là một dạng đề đưa ra đối tượng để so sánh. Đó có thể là so sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn hoặc hai nhân vật, hai chi tiết trong các tác phẩm văn học.

Khi làm dạng đề này thì các bạn cần phải giới thiệu được khái quát về tác giả, tác phẩm và đối tượng hay vấn đề cần so sánh trong phần mở bài.

Phần thân bài thì trước tiên, các bạn cần phải phân tích được từng đối tượng. Sau đó tìm ra điểm tương đồng của hai đối tượng, tiếp theo hãy tìm điểm khác biệt và lý giải nguyên nhân. Cuối cùng là bạn phải nêu ra được đánh giá, nhận xét của mình về đóng góp của nhà văn và của tác phẩm văn học đó đối với tiến trình phát triển của bộ môn văn học.

Phần kết luận bạn cần khẳng định lại đối tượng hay vấn đề mà đang được so sánh. Đồng thời hãy mở rộng liên hệ vào thực tiễn.

Lưu ý khi làm dạng đề so sánh văn học

2. Lưu ý khi làm dạng đề so sánh văn học

Để giành được điểm cao đối với dạng đề so sánh văn học này thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thứ nhất, để có thể đối sánh được hai đối tượng thì bạn cần phải phân lập đối tượng trên nhiều bình diện khác nhau. Đây là bước giúp thí sinh có thể phát triển được trí tuệ sắc sảo của mình. Thông thường sẽ có hai bình diện cần được nêu ra đó là nội dung tư tưởng của vấn đề được so sánh và hình thức nghệ thuật.
  • Thứ hai, bạn cần phải đưa ra nhận xét và đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng được so sánh. Để làm được điều này thì bạn cần phải quan sát tinh tường, nêu ra được những ý nổi bật chứ không mờ nhạt.
  • Thứ ba, bạn phải giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự giống và khác nhau của hai đối tượng dựa trên những hiểu biết sâu sắc của bản thân. Hãy nhớ đưa ra những lý lẽ thuyết phục chứ không được suy diễn, chủ quan.
  • Thứ tư, bạn cần phải chọn cách thức trình bày phù hợp. Đối với dạng bài so sánh văn học thường có hai cách thức phổ biến đó là nối tiếp và song song. Cách thức nối tiếp thì dễ viết nhưng thường không hay vì thường bị trùng lặp nhiều ý. Cách thức song song thì hay nhưng lại khó viết, đòi hỏi sự tư duy logic chặt chẽ. Vì thế, tùy vào khả năng mỗi người mà có thể chọn cách thức thích hợp.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về dạng đề so sánh văn học cũng như biết thêm một số lưu ý cần nhớ để làm bài thi môn văn hiệu quả hơn. Nếu muốn có thêm những kinh nghiệm hay ôn thi môn văn, mời các bạn tham khảo một số bài viết sau:

Sơ đồ tư duy môn ngữ văn

Tuyệt chiêu ăn điểm tuyệt đối phần đọc hiểu môn văn THPT