Tóm tắt những đứa con trong gia đình

1639
Tóm tắt những đứa con trong gia đình
Tóm tắt những đứa con trong gia đình
5/5 - (1 bình chọn)

Tóm tắt những đứa con trong gia đình (mẫu 1)

Đoạn trích đã được kể về với lần thứ tư đã thức  tỉnh dậy của nhận vật Việt trong đêm thứ hai bị thương ở chiến trường. Khi ấy, Việt đã nhớ về chị Chiến. Sau khi ba má đã mất thì hai chị em tranh dành nhau đi tòng quân, nhưng chị Chiến đã đủ 18 tuổi nên Chị Chiến được đi, còn Việt thì khi ấy chưa đủ tuổi nhưng cũng nhanh nhau để ghi tên của mình vào sổ. Chị Chiến biết chuyện nên đã nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, sau đó thì Việt cũng được tòng quân. Trước khi đi thì hai chị em đã bàn bạc mọi chuyện trong nhà và  cùng khiêng bàn thờ của má sang gửi ở nhà chú Năm, Việt thấy rất thương chị Chiến. Dù Việt đang bị thương nhưng những kí ức về chị Chiến thì vẫn hiện rõ mồn một, Việt vẫn luôn cầm cây súng để sẵn sàng chiến đấu mặc cho hai mắt không nhìn thấy gì. Cuối cùng, Việt cũng đã được đơn vị tìm thấy và đưa vào bệnh viện chăm sóc. Khi đó sức khỏe của Việt đã  dần hồi phục, Việt định viết thư cho chị nhưng không biết viết gì vì Việt thấy công lao của mình còn chưa thấm tháp gì so với kì vọng của má. 

Tóm tắt những đứa con trong gia đình (mẫu 2)

Nhân vật chính trong truyện đó là Việt , là một người con miền Nam yêu nước và căm thù với giặc. Những người thân trong gia đình anh đều đã bị giết hại. Mối thù sâu sắc ấy với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ hơn và mong muốn được nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại được độc lập tự do. Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Khi Việt  tham gia vào trận chiến trong rừng cao su thì đã  bị thương và bị  lạc đồng đội. Việt đã mê man và lúc tỉnh lúc mê rất nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại thì  Việt đã nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù đã  bị thương nhưng Việt trong tư thế đã sẵn sàng  để chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em tranh giành nhau để  tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải thì Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó là khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má để ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.

Những đứa con trong gia đình tóm tắt (mẫu 3)

Việt là một người chiến sĩ giải phóng quân, đi tòng quân từ khi còn chưa đủ 18 tuổi, nhờ sự giúp đỡ của chú Năm. Việt sống với chị Chiến, nhà Việt chỉ còn lại hai chị em từ ngày ba má đã mất. Chị chiến cũng đi tòng quân. Mong ước của hai chị em là được trả thù cho cha mẹ của mình  và giành lại được độc lập cho tổ quốc. Không may thì  khi tham gia trận đánh tại một rừng cao su thì  Việt đã bị thương nặng và bị lạc đồng đội. Việt nằm bất động, cứ tỉnh lại rồi ngất đi nhiều lần như vậy, nhưng trong tâm trí của Việt luôn hiện lên được những hình ảnh của những ngày trước về gia đình. Việt đã nhớ lại khi hai chị em tranh dành nhau đi tòng quân, rồi bàn giao hết việc nhà, khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm. Trong những kí ức ấy  của nhân vật Việt, ta thấy được tình cảm gia đình rất là sâu sắc, đặc biệt là tình cảm của chị em của Việt dành cho chị Chiến. Việt thương chị rất nhiều. Đến ngày thứ 3 bị thương tại chiến trường, Việt đã được tìm thấy và đưa về bệnh viện chăm sóc. Khi Việt đang  dần hồi phục lại, Việt muốn viết một lá thư cho chị nhưng thấy những gì mình làm chưa phải là lớn lao nên không biết bắt đầu từ đâu nữa. 

Tóm tắt tác phẩm những đứa con trong gia đình (mẫu 4)

“Những đứa con trong gia đình” đã kể về cuộc sống chiến đấu của hai chị em Chiến và Việt là người dân Nam Bộ chất phác và thật thà. Họ đã sinh ra trong một gia đình đầy những mất mát, đau thương: cha thì bị giặc bắn từ hồi hai chị em còn rất  nhỏ, mẹ thì bị đại bác của Mĩ bắn chết. Chiến, Việt đều nhờ vào chú Năm để chăm lo và dạy dỗ đến khi trưởng thành  thì với lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm để trả thù sục sôi trong lòng những đứa con mất cha mẹ từ tay giặc. Chiến và Việt đều xin đi tòng quân chiến đấu để báo thù cho gia đình mình, đất nước. Nhờ vào sự giúp đỡ và ủng hộ của chú Năm thì cả hai chị em đều được tham gia kháng chiến mặc dù Việt chưa đủ 18 tuổi. Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” của sách giáo khoa Ngữ văn 12 đã thuật lại lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Lúc này anh đang bị thương trong một lần đối đầu với giặc ở trong  rừng cao su. Anh đã tiêu diệt được một xe bọc thép có đến sáu cái tên lính Mĩ nhưng bản thân cũng đã bị thương rất nặng và bị  lạc đồng đội,  một mình lại  và đã nằm ở  chiến trường luôn trong tình trạng hôn mê nhưng mỗi lần tỉnh dậy thì anh đều nghĩ về gia đình có những người thân yêu là cha mẹ, chú Năm và chị Chiến. Việt hồi tưởng lại lúc mẹ mất hai chị em đã tranh  giành nhau để đi tòng quân, chị Chiến không đồng ý nhưng nhờ có chú Năm nên Việt vẫn được lên đường để  chiến đấu. Hôm ấy khi đã  thu xếp công việc ở nhà Việt răm rắp nghe theo lời của chị và anh thấy chị Chiến rất giống má và  trong lòng  luôn ngập tràn tình yêu thương và niềm hân hoan chiến đấu. Đó là quá khứ còn giờ đây thì Việt ngất đi rồi lại tỉnh không biết bao nhiêu lần, dù sức lực không còn nhưng trong anh đã  luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu để cố gắng lê từng chút một về nơi có tiếng súng của quân ta. Chính vì  tình cảm gia đình là động lực để anh cố gắng, chính với  lòng căm thù giặc đã thôi thúc được  anh vươn lên phía trước, tìm về nơi có sự sống. Sau ba ngày đêm thì đơn vị cũng đã tìm được anh và đưa về chữa trị, may mắn sức khỏe của Việt đã dần hồi phục. Anh Tánh đã giục Việt viết thư cho chị để kể về chiến công của mình,  nhưng anh cảm thấy  những điều đó chưa có gì lớn lao để  so với thành tích của đơn vị và mong ước của má bấy lâu.

Tóm tắt bài những đứa con trong gia đình (mẫu 5)

Việt sinh ra và lớn lên trong một gia đình  yêu nước ở Nam Bộ, đây là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt. Chiến tranh đã cướp đi rất  nhiều người thân trong gia đình nên Việt rất căm ghét kẻ thù. Hai chị em Chiến và Việt cũng đều tham gia vào nhập ngũ. Việt nhỏ tuổi nhưng lại rất gan dạ và dũng cảm. Trong một trận đánh thì Việt đã tiêu diệt  được nhiều xe bọc thép nhưng Việt đã bị thương, vết thương nặng khiến Việt đã  ngất đi trên chiến trường, thời gian này  thì Việt lúc thì tỉnh lúc thì  mơ, khi mơ thì anh đã nhớ lại được những kỉ nệm vui và buồn với ba má và gia đình mình. Anh Tánh cùng  với những đồng đội tìm Việt trong tình cảnh hiểm nghèo, họ đã  đưa Việt về bệnh viện quân y để chữa trị vết thương.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

CHI TIẾT: Mở bài phân tích những đứa con trong gia đình hay

CHI TIẾT: Soạn bài những đứa con trong gia đình

CHI TIẾT: Tóm tắt nội dung bài rừng xà nu