Sơ đồ tư duy toán 12 cho người mất gốc

2060
Sơ đồ tư duy môn toán 12
5/5 - (2 bình chọn)

Trong đề thi THPT Quốc gia hay đề thi đánh giá năng lực có rất nhiều câu hỏi có liên quan tới Giải tích (thường chiếm số lượng phần trăm lớn hơn nhiều so với hình học). Một phần nguyên nhân là do Giải tích bao hàm rất nhiều kiến thức về môn Toán THPT như: Giới hạn, Đạo hàm, Nguyên hàm, Số mũ Logarit, Tích phân, Hàm số mũ, … Chính vì vậy, để học tốt toán 12 cũng như nâng cao số điểm của mình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đánh giá năng lực, các bạn cần trang bị cho mình thật tót kiến thức cơ bản của Giải tích.

Ngoài ra, học tốt giải tích sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết và tạo phản xạ tốt với những bài toán phân loại học sinh với câu hỏi điểm 9 và điểm 10 (thường áp dụng rất nhiều kiến thức về hàm số và khảo sát hàm số)

Hiện tại có rất nhiều các bạn học sinh đang gặp khó khăn và vất vả về vấn đề này (một số bạn có thể nói là đã bị hổng kiến thức). Nguyên nhân là do các bạn chưa giành đủ thời gian cho việc ôn luyện cũng như chưa có sự hệ thống kiến thức, dẫn đến tình trạng nhớ chỗ này nhưng quên chỗ khác, khiến kiến thức không được mạch lạc gây ra khó khăn trong việc giải quyết bài tập.

Với bộ sơ đồ tư duy toán 12 Giải tích dưới đây được Thầy Nguyễn Thanh Tùng trực tiếp biên soạn và tổng hợp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và logic nhất về chuyên đề này, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và vận dụng các công cụ tốt nhất phục vụ cho việc giải bài tập và Ôn thi tốt nghiệp THPT môn toán

Sơ đồ tư duy toán Giải tích 12

1. Cực trị hàm số

Cực trị của hàm số là giá trị khi qua đó, hàm số đổi chiều biến thiên. Trong hình học phẳng, cực trị hàm số biểu thị khoảng cách lớn nhất từ một điểm này sang điểm kia hoặc khoảng cách nhỏ nhất từ điểm này sang điểm nọ. Còn trên trục tọa độ Descartes (trục tọa độ Oxy) giá trị cực đại là điểm thuộc đỉnh cao nhất nằm trên trục tọa độ và giá trị cực tiểu là điểm thuộc “sâu nhất” của hệ tọa dộ.

Tổng quan về cực trị hàm sốSơ đồ tư duy về cực trị hàm số (Nguồn: hocmai.vn)

2. Hàm số Trùng Phương

Hàm số trùng phương là hàm số bậc 4 có dạng: y = ax^4 + bx^2 +c. Ngoài ra, từ phương trình trên chúng ta có thể quy lại hàm số bậc 2 của ẩn m với m = x^2

Sơ đồ tư duy về hàm trùng phương

3. Hàm số phân phức

Một hàm một biến được gọi là một hàm phân thức khi và chỉ khi hàm số có thể viết được dưới dạng:

4. Hàm số bậc ba

Sơ đồ tư duy về hàm số bậc 3

5. Kiến thức về số phức

Kiến thức về số phức

6. Hàm số lũy thừa – mũ – Logarit

Sơ đồ tư duy về hàm mũ, hàm logarit

Trên đây là bảng hệ thống “Sơ đồ tư duy toán Giải Tích 12” dành cho những bạn cần ôn kiến thức cơ bản và luyện thi đại học. Bên cạnh việc ôn tập kiến thức, các bạn cũng cần phải song song với thực hành làm bài tập hay các đề thi thử tốt nghiệp THPT môn toán để vừa ôn luyện, vừa sáng tạo và tìm hiểu thêm nhiều phương pháp làm toán tốt nghiệp THPT đạt điểm cao nhất.