Kiến thức về Quần xã sinh vật – Sinh học 12

1921
Kiến thức về quần xã sinh vật sinh học 12
Kiến thức về quần xã sinh vật sinh học 12
5/5 - (1 bình chọn)

Các sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và có cả tác động qua lại tới các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Luyenthidgnl chia sẻ kiến thức về quần xã sinh vật sinh học 12 dành cho các bạn học sinh đang trong quá trình ôn thi tốt nghiệp quốc gia môn Sinh học.

I. Quần xã sinh vật

1.1 Quần xã sinh vật là gì

Quần xã sinh vật là tập hợp tất cả quần thể các nhiều loài sinh vật khác nhau sống cùng trong 1 không gian và trong một khoảng thời gian nhất định. Các loài sinh vật trong quần xã luôn có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.  Chính vì vậy, quần xã sinh vật luôn có tính cân bằng và ổn định.

Ví dụ: Quần xã rừng nhiệt đới bao gồm nhiều quần thể các loại động vật và thực vật khác nhau.

1.2 Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.

Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã được thể hiện qua 2 thành phần loài:

  • Số lượng loài
  • Số lượng cá thể của mỗi loài

Đặc trưng về thành phần loài giúp các nhà khoa học đánh giá mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

Trong đặc trưng về thành phần loài trong quần xã, người ta chia các loài sinh vật theo 2 hướng:

Loài ưu thế: là loài có số lượng cá thể lớn, sinh khối lớn hoặc hoạt động của những loài này mạnh

Loài đặc trưng: là những loài chỉ sinh sống trong một hay một số quần xã cụ thể. Ví dụ: Cây tràm tại rừng U Minh; loài chó Phú Quốc, chó Mông Cộc,…

Đặc trưng về phân bố cá thể bên trong không gian của quần xã

– Phân bố theo chiều thẳng đứng: Ví dụ như sự phân tầng trong các rừng cây. Mỗi loài thực vật sẽ sống và tồn tại ở những điều kiện về chiếu sáng khác nhau. Sự phân tầng thực vật sẽ dẫn tới sự phân tầng của các loài động vật.

– Phân bố theo chiều ngang: Ví dụ như sự phân tầng về thực vật và động vật từ đỉnh núi xuống chân núi hoặc trên môi trường biển có sự phân tầng về thực vật và động vật lần lượt khoảng cách gần bờ và xa bờ.

1.3 Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật 

Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Hỗ trợ Cộng sinh
+ ↔ +
Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, cả các bên tham gia đều có lợi; Ngoài ra các bên chỉ số tốt khi có bên còn lại – Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và vi khuẩn trong địa y.
–  Cộng sinh giữa kiến và cây kiến.
– Trùng roi sống bên trong ruột mối
– Những con hải quỳ sống trên lưng một số loài cua
Hợp tác
+ ↔ +
Tương tụ cộng sinh, hai loài sống cùng nhau và đều có lợi. Khi tách biệt ra các loài vẫn có thể tồn tại mà không bị phụ thuộc – Chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu.
– Linh dương và chim mỏ đỏ
– Cá nhỏ và lươn biển
Hội sinh
0  → +
Quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó 1 loài có lợi và một bên không bị ảnh hưởng gì – Cây dương sỉ trên những cây gỗ lớn

– Cây hoa lan sống trên cây gỗ lớn

Đối kháng Cạnh tranh
– ↔  –
Các loài có chung nguồn số và cạnh tranh nhau về thức ăn, nước uống,…  Đối với các loài thực vật: Sự tranh giành không gian có nhiều ánh sáng
– Đối với động vật: cạnh tranh các loài có cùng loại thức ăn, nước uống hay chỗ ở
Ký sinh
– ↔ +
– Là quan hệ loài sinh vật này sống dựa trên cơ thể của loài sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng.
– Loài sống dựa vào gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ.
– Vật ký sinh sẽ không làm vật chủ chết ngay mà suy yếu dần
– Chấy, rận, kí sinh trên cơ thể các loài động vật, cơ thể người

– Loài đỉa sống bằng cách bám vào các loài động vật khác và hút máu

Ức chế cảm nhiễm
0 → –
– Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó có 1 loài gây kìm hãm sự phát triển của loài kia Cây tỏi tiết ra chất tiêu diệt các vi sinh vật.
Sinh vật này ăn sinh vật khác
– ↔  +
+ Một loài lấy loài khác là thức ăn
+ Phân loại:
– Động vật ăn thực vật
– Động vật ăn thịt (vật dữ và con mồi)
– Thực vật bắt sâu bọ
  • Gia súc ăn cỏ
  • Sử tử ăn ngựa
  • Loài thực vật ăn sâu bọ

1.4 Hiện tượng khống chế sinh học

Là hiện tượng số lượng ca thể của 1 loài bị khống chế ở một mức nhất, số lượng cá thể sẽ không tăng một cách quá nhanh hoặc giảm một cách đột ngột do tác động của các mối quan hệ như: hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài sinh vật trong quần thể.

Hiện tượng khống chế sinh học được áp dụng rất nhiều trong nông nghiệp như: Sử dụng các loài thiên địch để kìm hãm sự phát triển của các loài sâu bọ gây hại.

II. Diễn thế sinh thái 

2.1 Khái niệm diễn thế sinh thái

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua từng giai đoạn ứng với sự biến đổi của môi trường sống, điều kiện sống hay qua từng thời kỳ.

2.2 Các loại diễn thế sinh thái

Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh
Giai đoạn khởi đầu Từ môi trường trống Từ môi trường đã có quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt
Giai đoạn tiên phong Hình thành quần xã tiên phong Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt
Giai đoạn giữa Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau và phát triển ở ngoài Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau
Giai đoạn cuối Hình thành quần xã tương đối ổn định Hình thành quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái
Nguyên nhân Tác động mạnh mẽ bởi ngoại cảnh

Cạnh tranh gay gắt giữa các loài

Tác động mạnh mẽ bởi ngoại cảnh

Cạnh tranh gay gắt giữa các loài

Hoạt động khai thác của các loài

2.3 Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

Nguyên nhân bên ngoài của diễn thế sinh thái: Chủ yếu do tác động của ngoại gây tới quần xã: ô nhiễm không khí, thay đổi khí hậu, thiên tại,…làm cho các sinh vật trong quần xã giảm và cá sinh vật mới tăng lên

Nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái: Nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái bắt nguồn từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế gây ra thay đổi điều kiện sống dẫn tới sự phát triển của các loài khác. Trong diễn thế sinh thái, các loài ưu thế sẽ tự gây ra khó khăn cho mình

Ví dụ: Trong hoạt động khai thác của con người: đốt rừng, chặt cây ,xây đập,… sẽ gây ra diễn thế sinh thái theo 2 hướng

  • Làm biến đổi môi trường sống quần xã và nặng nề hơn gây suy thoái quần xã đó
  • Cải tạo thiên nhiên, vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật ở ngoài quần xã cũ

2.4 Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế

Diễn thế sinh thái giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu và hiểu biết hơn về các quy luật phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bên cạnh đó, còn góp phần dự đoán các quần xã tồn tại trước đó cũng như xu hướng quần xã mới thay thế trong tương lai. Từ đó có thể chủ động đưa ra kế hoạch trong việc triển khai, nghiên cứu hoặc đưa ra biện pháp bảo vệ các loài sinh vật sinh sống trong quần xã.

 

III. Hệ sinh thái sinh học 12

3.1 Khái niệm về hệ sinh thái

Hệ sinh thái là toàn bộ các yếu tố bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã đó (môi trường sinh sống của quần xã sinh vật). Trong một hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn có sự tác động qua lại với nhau cũng như tác động tới các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Chính vì vậy hệ sinh thái tương đối ổn định và tồn tại trong thời gian dài (nếu không có tác động bên ngoài)

Kích thước của hệ sinh thái rất đa dạng: từ hệ sinh thái trong một ao nhỏ, hồ cá hay lớn hơn là cả 1 khu rừng hoặc Trái Đất của chúng ta.

3.2 Các thành phần tạo nên cấu trúc hệ sinh thái

Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần chính: thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh.

Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật):

  • Sinh vật tự dưỡng (sinh vật sản xuất): là những loài có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tự tổng hợp nên các chất hữu cơ gồm thực vật hay các vi sinh vật tự dưỡng,…
  • Sinh vật tiêu thụ: (dị dưỡng) là những loài sinh vật sinh tồn thông qua việc ăn thịt các loài sinh vật khác. Ví dụ: Các loài động vật ăn thịt hay các loài gia súc ăn cỏ,…
  • Sinh vật phân hủy: là các loài phân hủy xác của các loài động vật, thực vật hay chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ trả lại môi trường hoặc để nuôi dưỡng các loài thực vật khác. Các loài phân hủy chủ yếu là động vật không xương sống, vi khuẩn,…

Thành phần vô sinh bao gồm môi trường vật lý(sinh cảnh):

  • Các chất vô cơ:  nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phốtpho…
  • Các chất hữu cơ:  prôtêin, gluxit, vitamin, hoocmôn…
  • Các yếu tố tự nhiên: ánh sáng, khí hậu,…

3.3 Các loại hệ sinh thái

Hệ sinh thái được chi làm 2 loại chính bao gồm có:

  • Hệ sinh thái tự nhiên: là hệ sinh thái được xây dựng hoàn toàn từ tự nhiên và không có sự tác động của con người. HST tự nhiên bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
  • Hệ sinh thái nhân tạo: là hệ sinh thái xuất hiện từ sự tác động và xây dựng của con người như: hệ sinh thái ở các kênh, mương, ruộng.

So sánh hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:

Hệ sinh thái nhân tạo Hệ sinh thái tự nhiên
HST trẻ, không ổn định và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu cũng như trình độ canh tác của con người.

Khả năng phục hồi kém, có ít sinh vật ở đây

Sinh khối của vật nuôi và cây trồng bị lấy đi hệ sinh thái để phục vụ cho con người

HST già, có ổn định cao hơn vì có khả năng tự bảo vệ

Có khả năng phục hồi mạnh mẽ, số lượng sinh vật rất đa dạng

Có chu trình khép kín, sau khi động vật và thực vật chết đi bị phân hủy và trở lại đất.

 

IV. Sơ đồ tư duy quần xã sinh vật

Sơ đồ tư duy quần xã sinh vật

Trên đây là toàn bộ kiến thức về quần xã sinh vật sinh học 12. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể hệ thống kiến thức một cách khoa học, ngắn gọn, phụ vụ cho việc ôn thi môn Sinh tốt nghiệp THPTsắp tới.

Các bài viết các bạn có thể tham khảo thêm:

Di truyền học quần thể – Sinh học 12
Kiến thức di truyền học người
Lý thuyết tiến hóa sinh học 12