Đề thi đánh giá tư duy 2020 Đại Học Bách Khoa Hà Nội (Chính thức)

981
de-thi-danh-gia-tu-duy-2020
5/5 - (1 bình chọn)

Năm 2020 là năm đầu tiên ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy với  hơn 5.500 thí sinh đã hoàn thành bài kiểm tra tư duy vào chiều ngày 15/8. Đề thi đánh giá tư duy 2020 Đại học Bách Khoa và Đáp án đầy đủ của các mã đề sẽ được LuyenthiDGNL cập nhật trong bài viết này.

Tham khảo thêm:

>>THAM KHẢO NGAY KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2023<<

Đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2020

Bài kiểm tra tư duy của Đại Học Bách Khoa diễn ra trong tổng thời gian là 120 phút với hai phần thi Toán (25 câu hỏi trắc nghiệm + 3 chủ đề tự luận) và phần thi Đọc hiểu (Hình thức trắc nghiệm). Trong đó, phần thi Toán có thời gian là 90 phút, chiếm tới 75% tổng số điểm của bài kiểm tra và phần Đọc hiểu có thời gian là 30 phút.

Dưới đây là đề thi đánh giá tư duy 2020 của ĐH Bách Khoa Hà Nội. (*Lưu ý: Đáp án trong đề là bài làm của thí sinh đã dự thi, đáp án có thể sẽ không chính xác).

Mã đề 101 – Đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2020

(Còn tiếp)

Xem chi tiết và tải đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2020 – Mã đề 101 TẠI ĐÂY!

Mã đề 102 – Đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2020

(Còn tiếp)

⇒ Xem chi tiết và tải đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2020 – Mã đề 102 TẠI ĐÂY!

Chia sẻ từ các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy ĐHBK Hà Nội 2020

Đến từ Huế, thí sinh Đỗ Quang Hưng đưa ra đánh giá: 

“Đề đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa năm 2020 hơi dài so với tưởng tượng của em, trong đó khó nhất chính là phần thi đọc hiểu.

Em đã xem kỹ đề cương do ĐHBK công bố trước đó nên không quá bất ngờ với nội dung trong đề thi. Nhìn chung, em khá tự tin ở phần thi toán bởi không có nhiều câu khó, nhưng ở phần đọc hiểu thì đề ra hơi lạ”.

Dù đã đăng ký vào ĐHBK Hà Nội theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nhưng thí sinh Dương Xuân Bách – Học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang vẫn đăng ký tham gia kiểm tra tư duy để tăng thêm cơ hội đỗ.

“Em có nguyện vọng ứng tuyển vào ngành Kỹ thuật Máy tính của ĐHBK. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, em dự tính mình đạt được điểm số khoảng 26 đến 27 điểm. Em nghĩ điểm chuẩn năm nay của trường sẽ tăng lên nên quyết định đi tham gia thêm phương án này để có thể yên tâm hơn”.

Đánh giá về đề thi, Bách cho rằng trong đề có nhiều câu hỏi mang tính phân loại. “Đề thi khá hay, nhưng bởi vì quá dài nên em không có đủ thời gian để có thể hoàn thành. Phần toán có nội dung tương tự như kiến thức thi TN THPT; chỉ có phần thi đọc hiểu hơi mới, trong đó nội dung liên quan đến kiến thức tích hợp giữa Vật lý, Hóa học và Sinh học. Em cảm thấy rất thích với phần thi đọc hiểu do đề hay và phần thi mang tính thực tiễn cao”.

Thí sinh Nguyễn Văn Đức – Cựu học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An) cũng đưa ra đánh giá về đề kiểm tra đánh giá tư duy  2020 tương đối dài nhưng lại không có quá nhiều câu khó.

“Phần thi toán em hoàn thành khá nhanh nhưng phần thi đọc hiểu lại hơi dài và khó. Có những ý em cần đọc đi đọc lại nhiều lần thì mới có thể tìm ra được đáp án. Sau khi thi xong, em cảm thấy khá tự tin với bài thi của mình”, Đức nói.

Nhận xét về đề thi đánh giá tư duy 2020 của Bách Khoa Hà Nội 

Sau khi lắng nghe những chia sẻ của các thí sinh trực tiếp tham dự kỳ thi, LuyenthiDGNL đã phân tích chi tiết về bài kiểm tra tư duy đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2020 như sau: Phần thi đọc hiểu rất dài, nội dung của đề thi có nhiều câu hỏi ứng dụng trong thực tế.

Phần thi Toán:

Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình học lớp 10,11 và 12 ở các mức độ khác nhau: Thông hiểu (TH) – Vận dụng (VD) – Vận dụng sáng tạo (VDST). Điểm nổi bật của phần thi Toán là sự xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính vận dụng trong thực tế và không có câu hỏi Nhận biết nào. 

Các câu hỏi đều mang mục đích đánh giá được khả năng tư duy và vận dụng kiến thức cơ bản trong việc giải quyết những bài toán thực tế, đồng thời cũng đánh giá được khả năng học Toán cao cấp và những bộ môn khoa học – Kỹ thuật, phục vụ cho quá trình theo học đại học.

a) Phần trắc nghiệm:  

Gồm có 25 câu hỏi từ câu 36 đến câu 60 phủ đều cả 3 cấp độ, trong đó có 6 câu VDST chiếm 24%; 8 câu VD chiếm 32% và 11 câu TH chiếm 44%. 

Các câu hỏi trắc nghiệm đều thuộc các dạng câu hỏi quen thuộc có trong những kỳ thi thử và thi tốt nghiệp THPT và bao phủ các chủ đề như trong đề cương ĐHBKHN đã công bố. 

Phần kiến thức lớp 11 gồm 8 câu hỏi, chiếm 32% có nội dung tập trung chủ yếu vào những phần kiến thức: Tổ hợp – Xác suất, Cấp số cộng – Cấp số nhân, Hình không gian và Lượng giác. Phần kiến thức lớp 12 chiếm tới 68%, quét tất cả các chuyên đề của lớp 12. Những câu trắc nghiệm chỉ đảo vị trí tại các mã đề khác nhau. 

b) Phần tự luận: 

Chiếm 2,5 điểm phần thi Toán, gồm có 2 câu hỏi: 1 câu hỏi thực tế liên quan tới bài toán giá điện với ba ý hỏi + 1 câu hỏi về hình học không gian cổ điển với hai ý hỏi. Như vậy, mỗi ý đúng thí sinh sẽ đạt được 0,5 điểm.

Câu 1: Câu hỏi ứng dụng thực tế, đòi hỏi thí sinh cần phải có kỹ năng phân tích số liệu tính toán các đại lượng, sử dụng kỹ năng đánh giá, tư duy để đưa ra được các kết quả chính xác. Câu này không xuất hiện ở trong đề cương đã công bố.

Câu 2: Câu hỏi về kiến thức hình học không gian cổ điển: Tính góc nằm giữa 2 mặt phẳng và thể tích của hình khối lăng trụ. Nội dung câu hỏi tương tự như câu hình không gian có trong đề thi đại học trước năm 2017.

Phần Đọc hiểu:

Rất dài chính là điểm nổi bật nhất của phần Đọc hiểu (chiếm 15 trên tổng số 22 trang) với 35 câu hỏi cùng nhiều chủ đề đa dạng. Trong đó, có 4 bài đọc cùng với 4 chủ đề mang “màu sắc Bách Khoa”, nội dung bám sát với những ngành học của trường: 

  • Vật liệu quang hướng 
  • Công nghệ thông tin 
  • Môi trường
  • Phương pháp canh tác nông nghiệp. 

Phần thi này tập trung vào việc đánh giá kỹ năng đọc cùng với năng lực phân tích, lý giải, tổng hợp, suy luận, khái quát và biện luận về logic từ văn bản. Hầu hết những bài đọc đều là các văn bản được dịch từ tài liệu chuyên khảo của nước ngoài, ngữ liệu không có quá nhiều từ ngữ chuyên ngành nhưng lại có nhiều khái niệm tương đối mới so với học sinh cấp THPT.

Mỗi bài đọc có từ 8 tới 10 câu hỏi nhằm kiểm tra về 3 nhóm kỹ năng chính: 

  • Tìm ý chính và ý chi tiết 
  • Tích hợp kiến thức và ý tưởng 
  • Văn phong và cấu trúc

Các câu hỏi được nêu ra đều bám sát với các dạng bài trong đề cương minh họa của ĐHBKHN. Các câu hỏi lập luận, suy luận, đánh giá tập trung tại các câu hỏi cuối đòi hỏi thí sinh cần phân tích cách đặt vấn đề của tác giả, xây dựng nên lập luận và các dẫn chứng.

Đáp án chính thức Đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2020

Đáp án chi tiết về các mã đề 👍

Mã đề Link tải
101 Tại Đây
102 Tại Đây

 

Trên đây là nội dung bài viết chi tiết về Đề thi đánh giá tư duy 2020 Đại học Bách Khoa và Đáp án đầy đủ các mã đề cũng như nhận xét của LuyenthiĐGNL cập nhật gửi đến các bạn. Nếu như bạn cần hỗ trợ giải đáp, hãy để lại  bình luận dưới bài viết này nhé!