Bài thơ Tây Tiến

2023
5/5 - (1 bình chọn)

Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập ”Mây đầu ô”. Bài thơ cũng là một trong những tác phẩm trọng tâm trong kiến thức ngữ văn 12 cũng như chương trình ôn thi đại học môn văn. Bài thơ Tây Tiến là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất làm nên tên tuổi của Quang Dũng trong nền thơ ca Việt Nam.

***Cảm nhận về 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Tác giả

Quang Dũng (1921 – 1988) – là một nghệ sĩ đa tài, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưng nổi bật nhất trong lĩnh vực thơ ca. Hồn thơ Quang Dũng hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng, hào hoa, đặc biệt là khi ông viết về đoàn quân Tây Tiến và quê hương xứ Đoài mây trắng của mình. 

Giới thiệu chung về Tây Tiến

Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, là bài thơ khẳng định phong cách và tên tuổi của Quang Dũng. Bài thơ được viết vào năm 1948. Lúc đó, Quang Dũng rời xa đơn vị cũ – Tây Tiến chưa được bao lâu, ông nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất miền tây một thời gắn bó nên viết bài thơ này.

– Nhan đề: Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đổi thành Tây Tiến vì bao trùm bài thơ đã là nỗi nhớ. Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

***Xem thêm:  Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến

– Về cái tên Tây Tiến: Trước hết xuất phát của cái tên “Tây Tiến” là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào. Lực lượng tham gia chủ yếu đó là thanh niên, học sinh, trí thức mà phần đông là thanh niên Hà Thành. Đội quân hoạt động tại vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Trong những tháng ngày công tác và làm nhiệm vụ tại đây, Quang Dũng đã cùng đồng đội chiến đấu, sinh hoạt trong môi trường khắc nghiệt của chốn “rừng thiêng nước độc”. Nhưng họ vẫn chiến đấu với tinh thần dung cảm vô song “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Nghệ thuật và nội dung của Tây Tiến

– Về nội dung:

Bài thơ Tây Tiến được khơi gợi từ nỗi nhớ, do vậy toàn bài thơ là những hồi ức đẹp đẽ về đồng đội thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng trữ tình.

Trong bài thơ nổi bật lên hai hình tượng nghệ thuật trung tâm mang vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo:

+ Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội với sương mù, dốc núi, vực sâu, thú dữ, thác gầm, đối diện với hi sinh; thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng, trữ tình bởi mái nhà trong mưa, bởi chiều sương sông nước huyền ảo với hồn lau ven bờ, với dáng người trên con thuyền độc mộc khỏe khoắn.

+ Hình tượng người lính Tây Tiến bi tráng với chân dung khác lạ. Họ có tâm hồn lãng mạn, hào hoa, giàu rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người;dù  hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đối diện với căn bệnh sốt rét rừng và hiểm nguy rình rập nhưng họ vẫn giữ được tinh thần dung cảm, tâm hồn hào hoa của người tri thức Hà thành và lí tưởng cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.

***Xem thệm: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến.

– Đặc sắc về nghệ thuật:

Bài thơ có vài điểm nổi bật, đó là cảm hứng lãng mạn tinh thần bi tráng; vận dụng ngôn từ giàu tính nhạc họa, xây dựng thành công hình tượng thiên nhiên và người lính Tây Tiến.