Đôi nét về truyện ngắn Rừng xà nu – Nguyễn Thành Trung

1984
Rate this post

Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Đây cũng là tác phẩm nằm trong hệ thống kiến thức Ngữ văn 12ôn thi đại học môn văn. Truyện ngắn phản ánh rất thành công phong trào cách mạng giải phóng ở miền Nam từ những ngày đầu.

Tác giả

Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà thơ Tây Nguyên. Bơi ông đã gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về quê hương, đất nước và con người Việt Nam anh hùng. Nguyễn Trung Thành đã cho ra nhiều tác phẩm như Đất nước đừng lên, Rẻo cao, trong đó có Rừng xà nu. Các tác phẩm của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Truyện ngắn Rừng xà nu

– Truyện ngắn Rừng xà nu được ông viết vào năm 1965 – những năm tháng kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ. Sau đó in lại trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

Truyện ngắn phản ánh rất thành công không khí của phong trào cách mạng giải phóng ở miền Nam từ những năm đen tối cho đến lúc đồng khởi (khoảng các năm 1955 – 1959).

Sơ đồ tư duy truyện ngắn Rừng Xà nu

Nội dung và nghệ thuật  

Cần lưu ý những nội dung đặc sắc sau:

+ Khuynh hướng sử thi trong truyện thể hiện qua đề tài, chủ đề, qua hình tượng nghệ thuật – hình tượng rừng xà nu.

+ Hình tượng nhân vật – các thế hệ nối tiếp đứng lên chống giặc ngoại xâm với những phẩm chất tiêu biểu của một người cách mạng. Đó là: sự gan góc, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng, giàu tình người và tình yêu quê hương. 

+ Thông qua chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn. Tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

 Đặc sắc về nghệ thuật: 

– Các nhân vật được xây dựng mang tính điển hình – tiêu biểu cho con người cách mạng thời kì kháng chiến.

– Lời văn và giọng văn hùng tráng, ngôn từ giàu hình ảnh với vẻ đẹp tráng lệ; bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên,…

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập môn ngữ văn thật tốt trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!

***Xem thêm: Hướng dẫn phân tích 1 tác phẩm văn học