Tìm hiểu về đoạn văn nghị luận xã hội

1455
Tìm hiểu về đoạn văn nghị luận xã hội
5/5 - (1 bình chọn)

Viết một đoạn văn Nghị luận xã hội là một trong những phần thi nằm trong chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn. Nó không phải là một bài văn dài mà chỉ là một đoạn văn. Để làm tốt được phần thi này thì bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm và những đặc điểm của đoạn văn nghị luận xã hội. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài sau.

1. Khái niệm đoạn văn nghị luận xã hội

Đoạn văn nghị luận xã hội là tập hợp những câu văn ngắn có liên hệ chặt chẽ với nhau cả về hình thức lẫn nội dung. Về hình thức thì đoạn văn nghị luận sẽ bắt đầu bằng một câu viết lùi vào 1 ô và kết thúc bằng một dấu chấm.

2. Đặc điểm của đoạn văn nghị luận xã hội

  • Cấu trúc đoạn văn

Một đoạn văn nghị luận xã hội có cấu trúc giống như một bài văn. Nếu như một bài văn có mở bài, thân bài, kết bài thì đoạn văn nghị luận xã hội có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn sẽ nói về nội dung của toàn đoạn nghị luận. Thân đoạn sẽ triển khai các ý chính, nội dung chi tiết của toàn đoạn văn. Kết đoạn sẽ tổng kết lại trọng tâm của vấn đề.

  • Phương tiện liên kết

Một đoạn văn nghị luận xã hội gồm rất nhiều câu văn và các câu văn được kết nối chặt chẽ với nhau thông qua phương tiện liên kết phép thay thế, phép lặp từ hay phép nối…

  • Phong cách diễn đạt

Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội thì không thể không dùng phong cách diễn đạt. Sở dĩ phải sử dụng nó bởi vì đoạn văn phải được diễn đạt một cách mạch lạc, dùng từ phải thật chính xác, ngữ pháp sử dụng đúng và logic. Một số kiểu diễn đạt nên sử dụng đó là tổng – phân – hợp, diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành.

Tìm hiểu về đoạn văn nghị luận xã hội

Cụ thể:

– Đoạn tổng – phân – hợp: Cần trình bày các ý trong đoạn văn theo đúng trình tự khái quát – cụ thể – tổng hợp.  Trong đó, bạn cần phải phân biệt rõ giữa khái quát và tổng hợp để tránh bị trùng lặp câu văn.

– Đoạn diễn dịch: Phong cách này tức là bạn cần trình bày ý từ khái quát đến cụ thể. Bạn cần tìm ra một câu chủ đề cho toàn đoạn văn và đặt nó ở ngay đầu đoạn. Những câu văn tiếp theo sẽ triển khai những nội dung chi tiết cho câu chủ đề đã nêu ra trước đó.

Đoạn quy nạp: Quy nạp có ý nghĩa ngược lại với diễn dịch, cần trình bày ý đi từ chi tiết đến khái quát. Ngược lại với diễn dịch, câu chủ đề sẽ được đặt ở vị trí cuối đoạn văn.

Đoạn móc xích: Móc xích tức là các câu văn được viết trong đoạn văn sẽ được đan xen, gối đầu nhau. Câu văn sau thường lặp lại một số từ có ở câu trước đó.

– Đoạn song hành: Song hành tức là mỗi câu văn được triển khai trong đoạn văn sẽ đưa ra một khía cạnh riêng và nội dung sẽ song song nhau chứ không bao chứa nhau.

Trên đây, chúng tôi vừa mới chia sẻ rất chi tiết về đoạn văn nghị luận xã hội, có khái niệm, có đặc điểm. Mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để tìm hiểu kĩ về đoạn văn nghị luận xã hội. Từ đó có thể ôn thi tốt nghiệp THPT và làm bài thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao nhất.