SOẠN BÀI VIỆT BẮC – TỐ HỮU

1942
Soạn bài việt bắc
Soạn bài việt bắc
5/5 - (1 bình chọn)

Tìm hiểu chung:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

–  Tháng 10 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ thì các cơ quan Trung Ương  Đảng và chính phủ đã  từ Việt Bắc về lại Hà Nội.
– Nhân sự kiện đó có tính chất lịch sử ấy thì nhà Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc để ghi lại những không khí bịn rịn mà nhớ thương của kẻ ở người đi.

2. Nội dung bài thơ:

– Tái niệm lại  những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến
– Gợi viễn lên cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca những công ơn của Đảng và của Bác Hồ.

3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ

– Việt Bắc là tên một của  tác phẩm và là một địa danh lịch sử.

– Việt Bắc  là một cái nôi của cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa và là căn cứ của địa vững chắc mà còn là một đầu não của cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp.

4. Đoạn trích

a. Vị trí đoạn trích: Nằm phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
b. Bố cục: 2 phần
–  Phần 1( 20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.
– Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra đi

Phân tích nội dung

1. Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi (20 câu đầu)

a. lời ướm hỏi của người ở lại (4 câu thơ đầu)

– Cách xưng hô mình – ta
+ Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó
+ Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca.
->  tạo không khí trữ tình cảm xúc.

– “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng chiến Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) cho đến khi những người kháng chiến đã trở về Thủ đô (vào tháng 10 năm  1954)
Câu hỏi tu từ:  Kỉ niệm thời  gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt.
– Điệp từ “nhớ”: đã nhấn mạnh nỗi nhớ rất sâu sắc, thường trực và da diết.
– Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồn đà gợi lên mối qua hệ khăng khít, thủy chung, ân tình giữa kháng chiến và Việt Bắc.
Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, đã khơi gợi trong lòng của người ra đi để lại kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình.

b. lời đáp của người ra đi (4 câu tiếp)

– Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn là sự day dứt, lưu luyến, bối rối trong tâm trạng và hành động của người ra đi.
– Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm” là gợi lên hình ảnh bình dị, thân thương của những người dân Việt Bắc.
– Hành động: cầm tay là sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ được những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng). và  Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

c.  “Mình đi… cây đa” Tác giả gợi những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến (12 câu tiếp)

– Hình ảnh: suối lũ, mây mù và  miếng cơm chấm muối. Đây là những hình ảnh rất thực gợi đã được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mà mối thù của cách mạng đối với thực dân Pháp.
– Chi tiết “Trám bùi….để già” đã diễn tả được cảm giác trống vắng đã gợi nhớ lại về  quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói nên cái thiếu.
– “Hắt hiu…lòng son”  phép đối đã gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng lại rất giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.

– 6 câu hỏi tu từ đã lặp đi lặp lại và câu hỏi đau đáu, khơi gợi, nhắc nhớ mọi người hãy luôn nhớ về Việt Bắc.
– Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào đã gắn liền với Việt Bắc, là hình ảnh tiêu biểu của thủ đô kháng chiến.
– Phép điệp: mình đi…, mình về…, nhớ… là lời nhắn gọi tha thiết, nhắc nhớ những kỉ niệm về một thời còn ở Việt Bắc.
–  “Mình đi, mình có nhớ mình“ ý thơ đa nghĩa là một cách thú vị. Cả kẻ ở và  người đi đều được gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng  và  của kháng chiến.
Chân dung của  một Việt Bắc rất gian nan mà nghĩa tình , thơ mộng và  rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.

2. Lời của người ra đi (70 câu sau)

a. “Ta với… bấy nhiêu…” Khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt (4 câu đầu )

– Đại từ mình – ta: đã được sử dụng linh hoạt và đã tạo nên sự hòa quyện, gắn bó máu thịt;
– Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt.
– Từ láy: mặn mà, đinh ninh đã khẳng định rằng nghĩa tình đậm đà, bền chặt, trước sau như một của cách mạng đối với Việt Bắc.
– So sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu là gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và Việt Bắc.

b. “Nhớ gì… thuỷ chung…” nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở Việt Bắc (28 câu tiếp )

* 18 câu tiếp “Nhớ gì… suối xa…”: Nỗi nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc.

Biện pháp so sánh: “nhớ… người yêu” là So sánh nỗi nhớ Việt Bắc với nỗi nhớ người yêu, sắc thái cao nhất của nỗi nhớ.
– Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương” là nỗi nhớ từ đêm sang ngày, đã bao trùm cả không gian lẫn thời gian. “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” đó là hình ảnh rất cảm động đã cho thấy sự san sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi và đắng cay giữa người dân Việt Bắc và những người cách mạng.
– Phép điệp: nhớ, nhớ từng…, nhớ sao…đã nhấn mạnh nên nỗi nhớ da diết  và  sâu sắc.
– Hình ảnh: người thương đi về và  người mẹ nắng cháy lưng,… những hình ảnh thân thương rất cảm động về con người Việt Bắc.
– Những kỉ niệm: đắng cay ngọt bùi, bát cơm sẻ nửa và những giờ liên hoan,… là những kỉ niệm rát đẹp về tình quân dân gắn bó như trong một gia đình.

Con người và cuộc sống ở Việt Bắc : nghèo cực, lam lũ mà thủy chung  và son sắt. Thiên nhiên, núi rừng với cuộc sống và con người ở Việt Bắc luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi  với tình cảm rất chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến.

* 10 câu sau “Ta về… thuỷ chung”: Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình của Việt Bắc

– 2 câu đầu: nỗi nhớ chung là cảm xúc chủ đạo cho cả khổ thơ;

– 8 câu sau: Bức tranh tứ bình của Việt Bắc:

* Mùa đông:

  • Hình ảnh: hoa chuối đỏ tươi + người lao động trên đèo cao là bình dị và khoẻ khoắn;
  • Màu sắc: xanh, đỏ , “nắng ánh” và màu sắc rất ấm áp.

* Mùa xuân:

  • Hình ảnh: mơ nở trắng rừng,  người đan nón à đẹp, nên thơ.
  • Màu sắc: trắng,  trắng -> tinh khiết, thanh nhã.
  • Âm thanh: hiệp vần “ơ” (mơ – nở), “ưng” (rừng – từng) cảm nhận tinh tế, âm thanh của rừng mơ đồng loạt nở hoa.

+ Mùa hạ:

  • Hình ảnh: rừng phách đổ vàng + em gái hái măng
  • Màu sắc: vàng
  • Âm thanh: tiếng ve

-> Vẻ đẹp đặc trưng của mùa hè.

+ Mùa thu:

  • Hình ảnh : ánh trăng
  • Âm thanh: tiếng hát ân tình thuỷ chung

-> Vẻ đẹp thanh bình, hiền hoà.

– Phép điệp: ta về, ta nhớ, nhớ,…

– Đại từ xưng hô: mình – ta…

– Nhịp điệu đều đặn, cân xứng, nhịp nhàng…

– Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, lời thơ giàu nhạc điệu,…

Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang cái vẻ đẹp riêng trong vẻ đẹp chung: đó là sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người cùng làm cho nhau thêm đẹp hơn , làm cho bức tranh thêm sinh động.Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình và nỗi nhớ sâu sắc của người cán bộ cách mạng về Việt Bắc.

c. “Nhớ khi… núi Hồng”: Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở Việt Bắc (22 câu tiếp)

 * “Nhớ khi… Nhị Hà…” Thiên nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc (10 câu đầu)

– Phép điệp: nhớ…  đã gắn với những kỉ niệm trong những ngày Việt Bắc đã  kề vai sát cánh cùng với Cách Mạng  trong chiến đấu.
– Biện pháp nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”,… đã biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến  và đã thể hiện được tình đoàn kết đặc biệt là giữa thiên nhiên với con người ở Việt Bắc  đối với Cách Mạng, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Rừng đã  mang tính chất của con người Việt Nam quả cảm và biết phân biệt địch – ta,…  Tác giải đã nhìn thiên nhiên xuất phát từ lòng yêu nước gắn với yêu Cách Mạng.
– Câu hỏi tu từ: hỏi để khẳng định được nỗi nhớ thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với Việt Bắc.
– Từ chỉ địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng,… là thân thuộc, gắn liền với Việt Bắc.

* “Những đường… núi Hồng” Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc  trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng (12 câu sau)

– khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu)

+ Các Điệp Từ  mạnh: rầm rập, rung, bật đã  tạo thành những chuyển rung dữ dội và đã  thể hiện  được sức mạnh vô địch của cuộc kháng chiến.

+ Các từ láy: điệp điệp, trùng trùng là khí thế mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản nổi.

+ Biện pháp cường điệu: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bayà sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên được những điều tưởng chừng không thể.

+ Nhịp điệu: dồn dập, mạnh mẽ như những bước hành quân của quân dân Việt Bắc , thể hiện được khí thế ra trận của cả một dân tộc  trong trận chiến quyết định với kẻ thù.

– Khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau)

  • Phép điệp: “vui”, “vui + lên/về…”
  • Liệt kê: các địa danh (…)
  • Giọng điệu thơ: hồ hởi, vui tươi niềm vui và to lớn và rất  rộng ở khắp của cuộc kháng chiến.

Việt Bắc là một  anh hùng trong kháng chiến và đã  trở thành điểm đến của tất cả các cánh quân, của ý chí Việt Nam để tạo nên một cuộc đụng đầu lịch sử và đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

d. Nhớ Việt Bắc, nhớ cuộc kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của người Việt Nam (16 câu cuối)

Câu hỏi tu từ: khơi gợi tình cảm thiêng liêng về Việt Bắc.

– Các hình ảnh: ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ, cụ Hồ sáng soi, Trung ương, Chính phủ, mái đình, cây đa,…là những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng đã thể hiện nên cái nhìn lạc quan của thời gian. Đó là những hình ảnh biểu tượng của cách mạng, là tương lai của dân tộc.

– Phép điệp: Ở đâu… Nhìn lên…, Ở đâu… Trông về…đã nhấn mạnh: Việt Bắc  là môt cái nôi của cách mạng và  là cội nguồn của sự sống.

– Biện pháp đối lập: u ám >< sáng soià đề cao vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bác chính là chỗ dựa tinh thần tươi sáng nhất cho cách mạng và nhân dân Việt Nam.

– Cách xưng hô mình – ta…

Nghệ thuật có trong bài thơ

– Bài thơ mang tính đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết;

– Lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng);

– Cách xưng hô mình – ta; phép điệp giàu tính truyền thống.

– Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh và giàu sức gợi.

– Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và hoán dụ đậm đà tính dân tộc.

– Tố Hữu đã phát huy cao độ với tính nhạc phong phú của tiếng Việt…

Trên đây là bài tham khảo Soạn bài Việt Bắc chi tiết thuộc chương trình lớp 12. Hy vọng bài viết sẽ giúp các em có thêm kiến thức phục vụ cho quá trình học cũng như ôn thi Ngữ văn THPT Quốc gia trong thời gian tới

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI VIỆT BẮC

SOẠN VĂN 12 BÀI TÂY TIẾN

Tổng hợp các bài: soạn văn 12 ngắn nhất