Soạn bài tuyên ngôn độc lập

1609
Soạn bài tuyên ngôn độc lập
Soạn bài tuyên ngôn độc lập
5/5 - (2 bình chọn)

Tham khảo thêm: Soạn bài tuyên ngôn độc lập

Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Tác giả:

– Hồ Chí Minh sinh thời đã không bao giờ tự nhận mình là người nhà văn nhà thơ nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng thì Người lại biến văn thơ làm vũ khí để chiến đấu lại quân thù.

– Với những quan điểm văn học nghệ thuật vô cùng tích cực của Hồ Chí Minh đã thành công trên ba lĩnh vực văn học là thơ ca, truyện kí và văn chính luận

– Bác đã để lại một khối lượng của tác phẩm đồ sộ và khổng lồ làm giàu cho nền văn học Việt Nam.

– Ở mỗi thể loại thì Bác đều thể hiện được phong cách nghệ thuật rất độc đáo đa dạng và thống nhất.

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh với không điều kiện, toàn quốc ta đã nổi dậy để giành chính quyền.

– Cách mạng tháng Tám đã thành công và đã lật đổ được chế độ phong kiến, đánh đuổi quân xâm lược tuy nhiên đất nước ta phải đứng lên trước muôn vàn khó khăn.

– Các nước ở phương Tây như Anh, Mỹ, Pháp, cùng Trung Quốc đang lăm le tiến đến để xâm lược nước ta đồng thời đã mở đường cho Pháp quay lại để xâm lược.

– Trong nước quân đội Nhật đang chờ được giải giáp.

-> Trước tình hình đó Hồ Chí Minh đã về Hà Nội để lập bản tuyên ngôn độc lập đã đứng trước quảng trường Ba Đình rực nắng đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

b. Đối tượng hướng đến: Nhân dân trong nước và Toàn bộ thế giới.

c. Mục đích: Tuyên bố đã chấm dứt quyền hành của thực dân Pháp của Việt Nam để lật đổ phong kiến và đánh tan âm mưu quay trở lại để xâm lược của chúng. Khẳng định được quyền độc lập dân chủ của Việt Nam. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử và vừa có giá trị về tư tưởng lại có giá trị văn chương.

d. Bố cục của tác phẩm gồm có 3 phần.

  • Phần 1: từ đầu đến cãi được: ND cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
  • Phần 2: tiếp đến độc lập: ND tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
  • Phần 3: phần còn lại: ND lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập

  • Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và của Mỹ đề làm mở đầu cho bài tuyên ngôn.
  • Trước hết là để ca ngợi với hai cuộc kháng chiến vĩ đại ấy.
  • Hai là chọc thẳng tim đen kế hoạch để xâm lược lần nữa của chúng, đây là một kế gậy ông đập lưng ông.
  • Từ hai bản tuyên ngôn của tác giả đã suy rộng ra con người ai cũng có quyền được sống, quyền được tự do và sung sướng đó là quyền không thể xâm phạm được.

-> Chính vì sự suy rộng ra ấy đã nâng quyền sống của con người lên là một quyền cho toàn thế giới và nâng cho cuộc cách mạng Việt Nam đòi quyền sống cũng giống như dân tộc trên toàn thế giới đòi được quyền sống.

  • Đặt được ra 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau để nhằm thể hiện được cuộc đấu tranh của Việt Nam ngang hàng với cuộc đấu tranh của Mỹ và Pháp.

-> Như vậy bằng cách lập luận chăt chẽ thì dẫn chứng đã thuyết phục bác đã chọc thủng tim đen của quân xâm lược. Chúng đã hành động ngược với tổ tiên của chúng chẳng phải là chúng đã dập đạp lên lá cờ nhân nghĩa của tổ tiên chúng hay sao.

2. Bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân giặc Pháp và quá trình đấu tranh của nhân dân ta

a. Bản cáo trạng rất đanh thép về tội ác của giặc Pháp

Từ nối “thế mà” -> sự trái ngược về trước hành động và lời nói của chúng.

Về chính trị:

  • Chúng đã cướp đi quyền tự do.
  • Thi hành luật pháp rất dã man.
  • Chúng đã lập ra nhiều nhà tù và nhiều trường học để chémgiết những người yêu nước.
  • Ràng buộc dư luận, chính sách của ngu dân.

Về kinh tế:

  • Bóc lột đến tận xương tủy.
  • Cướp đi không ruộng đất.
  • Độc quyền đã in giấy bạc.
  • Đặt ra nhiều thứ thuế rất vô lí.
  • Bẻ gãy luận cả điệu xảo trá về một nền bảo hộ khai hóa văn minh của chúng.
  • Chúng đã không những không có công mà còn có tội nữa , chúng quỳ gối để đầu hàng nhật và đã mở đường cho chúng để xâm lược nước ta. Chúng đã thẳng tay khủng bố Việt Minh giết chết những con người tù chính trị.

-> Bằng những lời lẽ đanh thép tội ác của thực dân Pháp thì đã được tác giả phơi bày trước ánh sáng.

b. Quá trình đấu tranh của nhân dân ta

  • Đối lập với những việc làm của chúng mà quân dân việt Nam đã anh dũng chống lại Nhật.
  • Điệp từ “sự thật” đã nhấn mạnh vào trong những sự thật lịch sử hai
    năm rõ mười không thể chối cãi được.
  • Chúng ta đã dành được chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay của Pháp.
  • Chúng ta thậm chí còn không giết những người tù chính trị của chúng mà còn tạo nên điều kiện cho họ trở về.

-> Chính vì thế mà Pháp đã không có quyền nói với thế giới rằng Đông Dương thuộc về quyền của Pháp, khi mà đất nước cần chúng bảo hộ thì chúng lại giơ tayđể đầu hàng mà trao Việt Nam cho Nhật.

  • Và sự thật là Việt Nam đã giành được độc lập và lật đổ được phong kiến đánh đuổi phát xít cũng như của Pháp.
  • Bác Hồ đã kêu gọi nhân dân toàn quốc đoàn kết để giữ gìn nền độc lập ấy.

3. Lời tuyên bố độc lập

  • Tuyên bố về nền độc lập.
  • Thể hiện được ý chí để bảo vệ nền độc lập của Việt Nam.

Tổng kết nội dung trong bản tuyên ngôn

Bằng những lời mà đã kết tội đanh thép và có dẫn chứng rất là thuyết phục, lập luận chặt chẽ sắc bén Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể người nhân dân Việt Nam đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời đã ngăn chặn ngang âm mưu quay trở lại xâm lược của các nước đế quốc. Khẳng định được nền độc lập và tất cả làmvì nền độc lập đó.

Ôn luyện kiến thức thông qua các câu hỏi trong sách giáo khoa

Câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

– Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng, bởi vậy nhà văn cũng là một chiến sĩ.

– Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.

– Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện phù hợp, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao. Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Viết như thếnào?

b. Văn thơ Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

Lời giải chi tiết:

a. Văn chính luận

– Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).

– Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).

– Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kỳ lịchsứ.

– Đặc điểm nghệ thuật: đa dạng, linh hoạt, kết hợp lý và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo…

b. Truyện và ký

* Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước…

* Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.

– Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

c. Thơ ca

– Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quốc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” (Nhà văn Viên Ưng – Trung Quốc).

+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.

– Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích…).

– Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng, Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trận), Cảnh khuya…

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Chi tiết: Soạn văn 12

Bài mẫu: TÓM TẮT TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Bài mẫu: Soạn văn bài ông già và biển cả