Review chi tiết về kỳ thi tốt nghiệp THPT

881
review-ky-thi-tot-nghiep-thpt
Rate this post

Trong bài viết này, Luyenthidgnl xin gửi đến các bài Review chi tiết về kỳ thi tốt nghiệp THPT do chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp và biên soạn thông tin để gửi tới các bạn. 

I – Kỳ thi tốt nghiệp THPT là gì?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kết quả phản ánh giai đoạn học xong lớp 12 của học sinh. Khi đó, việc tốt nghiệp của học sinh đảm bảo với nền tảng được trang bị về kiến thức và văn hóa. Làm điều kiện, hình thức tuyển sinh cao đẳng, đại học. Hoặc đảm bảo điều kiện để đáp ứng với một số yêu cầu công việc. 

Khác với kỳ thi TN THPT quốc gia mang tính chất “2 trong 1”. Nghĩa là vừa sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp trường THPT vừa là phương thức dùng để xét tuyển vào các trường CĐ, ĐH. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ có chức năng chính là cơ sở để xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh khối lớp 12.

Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT cấp Trung học phổ thông, chương trình GDTX cấp THPT (Được gọi chung là chương trình THPT).

– Lấy kết quả kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

– Làm cơ sở để đánh giá chất lượng dạy và học của trường THPT và công tác chỉ đạo của những cơ quan quản lý giáo dục.

– Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm phương thức tuyển sinh.

Ý nghĩa kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thể hiện ý nghĩa về hiệu quả học tập, năng lực của thí sinh qua điểm thi, là một trong các phương thức tuyển sinh và làm căn cứ đối với việc đánh giá về chất lượng học tập.

II – Thông tin chi tiết về kỳ thi tốt nghiệp THPT

⇒ Tham khảo các thông tin mới nhất về kỳ thi Tốt nghiệp THPT Tại đây!

1. Đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Với kỳ thi TN THPT, các thí sinh cần phải thực hiện các bài thi:

– 3 bài thi bắt buộc: Ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

– Bài thi tổ hợp tự chọn (Lựa chọn 1 trong 2 tổ hợp): 

  • Tổ hợp KHTN gồm có Vật lí, Hóa học, Sinh học ⇒ Là các môn tự nhiên với các con số, các công thức và logic
  • Tổ hợp KHXH gồm có Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân ⇒ Là các môn xã hội phản ánh trí nhớ, khả năng học thuộc.

Chi tiết về các môn thi như sau:

STT Bài thi|môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp Hình thức thi Thời gian thi
1 Ngữ văn Tự luận 120 phút
2 Toán Trắc nghiệm 90 phút
3 Bài thi KHTN Vật lý Trắc nghiệm 50 phút
4 Hóa học Trắc nghiệm 50 phút
5 Sinh học Trắc nghiệm 50 phút
6 Bài thi KHXH Lịch sử Trắc nghiệm 50 phút
7 Địa lí Trắc nghiệm 50 phút
8 Giáo dục công dân Trắc nghiệm 50 phút
9 Ngoại ngữ Trắc nghiệm 60 phút

Nội dung bài thi: 

Nội dung bài thi nằm ở trong chương trình THPT. Với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của thí sinh. Các thang học tập được thể hiện từ mức độ  dễ đến khó với mục đích nhằm đánh giá năng lực và học lực của từng học sinh. Qua đó đánh giá được xem hiệu quả và đảm bảo được như công tác học tập và điểm số phản ánh ở trong chương trình học hay không.

Nội dung được xác định chủ yếu là trong phần chương trình lớp 12. Cũng như đảm bảo với độ khó của kiến thức. Thí sinh cần phải tiếp thu hiệu quả kiến thức ở các khối học và cấp học trước đó. Cũng như học tập, ghi nhớ và vận dụng kiến thức.

Hình thức thực hiện các bài thi:

Riêng môn Ngữ văn được tổ chức thi bằng hình thức thi tự luận. Những môn còn lại sẽ được thi bằng hình thức trắc nghiệm (chọn 1 trong 4 đáp án) ở trên giấy. 

2. Cách tính điểm thi và Điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT:

Điểm xét tốt nghiệp THPT được lấy tới hai chữ số thập phân, trong đó điểm của từng bài thi được quy về đúng với thang điểm 10.

review-ky-thi-tot-nghiep-thpt-1

⇒ Xem chi tiết cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT TẠI ĐÂY!

Các điều kiện công nhận TN THPT được xác định với các khía cạnh và tiêu chí khác nhau. Đảm bảo hiệu quả của việc xét tốt nghiệp và xác định với năng lực trung bình cần tổng hợp được ở trong quá trình học. Thể hiện với:

  • Thí sinh đủ điều kiện để dự thi.
  • Thí sinh không bị kỷ luật, bị hủy kết quả thi.
  • Tất cả bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đã đăng ký dự tuyển để xét công nhận TN đều đạt > 1,0 điểm (trên thang điểm 10) và có điều kiện TN từ 5,0 điểm trở lên. Mức trung bình cũng được xác định với yêu cầu đối với người học. Thực hiện cùng với mức học trung bình chính là trình độ văn hóa.

– Hoặc đối với các điều kiện áp dụng cho những thí sinh có thành tích đặc biệt. Như các thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả bài thi trong xét kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tùy theo quy định đã được áp dụng để thực hiện hiệu quả. Đúng đối tượng và quyền miễn thi mà vẫn đảm bảo được điều kiện tốt nghiệp THPT.

3. Một số quy định khi kỳ thi tốt nghiệp THPT

a) Đối tượng và điều kiện dự thi:

– Người đã hoàn thành xong chương trình cấp THPT hoặc đã hoàn thành xong chương trình cấp THPT nhưng vẫn chưa tốt nghiệp THPT, hạnh kiểm năm học lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém.

– Người đã sở hữu Bằng tốt nghiệp THPT dự kỳ thi để lấy kết quả làm cơ sở để đăng ký xét tuyển sinh.

– Một số trường hợp đặc biệt khác được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.

b) Trách nhiệm của thí sinh:

– Có mặt ở phòng thi đúng giờ để làm các thủ tục dự thi.

– Tuân thủ các quy định bên trong phòng thi như: 

  • Xuất trình thẻ dự thi cho cán bộ trông thi; 
  • Điền đầy đủ thông tin vào trong đề thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy thi, giấy nháp; 
  • Không trao đổi, sử dụng tài liệu, gian lận, sao chép bài, gây mất trật tự phòng thi; 
  • Chỉ mang bút viết, bút chì, compa, thước kẻ, tẩy, máy tính bỏ túi không có chức năng thẻ nhớ hay soạn thảo văn bản, Atlat Địa lí Việt Nam, máy ghi âm ghi hình không thể xem, nghe, truyền, nhận thông tin nếu như không có thiết bị hỗ trợ khác,…; vào phòng thi 
  • Cấm mang vào phòng thi bút xóa, tài liệu, giấy than, vũ khí, chất gây cháy nổ,  đồ uống có cồn, thiết bị truyền tin hoặc thiết bị chứa thông tin gian lận;…

III – Mặt hạn chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT

1. Kỳ thi chỉ còn mang tính “hình thức”

Có một sự thật là hầu như năm nào tỉ lệ thí sinh đậu tốt nghiệp cũng cao ngất ngưởng, vậy nên không ít ý kiến cho rằng kỳ thi mang tầm quốc gia này chỉ còn mang tính hình thức.

2. Không đánh giá đúng năng lực của học sinh

Bản chất của bài thi TN THPT thường sẽ đề cao khả năng ghi nhớ của thí sinh nên hay dẫn tới tình trạng học tủ. Việc sử dụng kết quả bài thi TN THPT để xét tuyển đầu vào không còn phù hợp với các tiêu chí tuyển sinh của nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Các trường đại học ở nhóm ngành mang tính cạnh tranh cao buộc phải tính đến lối đi khác: Tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng nhằm phân loại thí sinh, đảm bảo được chất lượng và công bằng ở trong tuyển sinh.

3. Mưa điểm 10 và điểm chuẩn vượt mức 30

Đề thi qua các năm thiếu tính phân hóa, mặt bằng kiến thức chỉ ở mức độ trung bình nên trong mấy năm liên tiếp gần đây hiện tượng mưa điểm 10 đã đẩy điểm chuẩn một số ngành vượt qua ngưỡng 30 điểm khiến tất cả sửng sốt sửng sốt. 

4. Tiêu cực trong thi cử 

Liên tiếp nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh từ chính mục đích sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh vào đại học: Một bộ phận thí sinh tìm cách gian lận thi cử từ kẽ hở nảy sinh trong quy chế thi cử, công tác trông thi lỏng lẻo,… khiến nhiều người phẫn nộ.

Tuy còn nhiều bất cập trong tổ chức kỳ thi TN THPT nhưng đây là kỳ thi bắt buộc và bộ GD & ĐT đang nỗ lực để cải thiện qua từng năm. Kỳ thi đã từng bước hướng đến sự đổi mới, với mục tiêu định hướng cho học sinh phát triển về cả phẩm chất, năng lực và sáng tạo. Chuyển đổi số và kỹ thuật, phương diện công nghệ chính là đổi mới dễ nhận thấy nhất, học sinh được đăng ký tham dự thi theo hình thức trực tuyến.

 

Trên đây là bài viết Review chi tiết về kỳ thi tốt nghiệp THPT, hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài của chúng tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về kỳ thi. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết tiếp theo trên luyenthidgnl.