Review chi tiết về kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội

980
reivew-ki-thi-nang-luc-dhbk-hn-2
5/5 - (1 bình chọn)

Là kỳ thi rất “HOT” được nhiều trường đại học và báo chí nhắc đến nhiều trong vài gần đây, kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng chứng minh được sức hút và chất lượng. Trong bài viết này, luyenthidgnl sẽ Review chi tiết về kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội giúp thí sinh có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định có nên tham gia kỳ thi này hay không?

I – Kỳ thi đánh giá tư duy là gì?

Kỳ thi đánh giá tư duy là kỳ thi do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức từ năm 2020, được sử dụng làm tiêu chí để đánh giá và tuyển chọn sinh viên tử có đủ kiến thức và tư duy vào trường

reivew-ki-thi-nang-luc-dhbk-hn

Bài thi ĐGTD là sự tiếp cận với những phương pháp tuyển sinh của các nước phát triển ở trên thế giới, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng sinh viên đầu vào của trường bằng cách đánh giá năng lực tư duy tổng thể của các thí sinh. Đồng thời cũng là bước chuẩn bị để trường  ĐH BKHN bắt đầu tự chủ trong việc tuyển sinh hiện nay và các năm sau này. 

Nội dung của bài thi tích hợp đầy đủ cả kiến thức và tư duy với hình thức cung cấp dữ liệu, số liệu và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và khả năng giải quyết vấn đề. (Không đánh giá khả năng ghi nhớ). Cụ thể:

+ Vận dụng kiến thức Toán học cấp THPT để giải quyết được các vấn đề thực tế;

+ Vận dụng kiến thức môn Lý, Sinh, Hóa để đánh giá sự hiểu biết của thí sinh về Khoa học tự nhiên;

+ Đánh giá năng lực môn tiếng Anh của thí sinh;

+ Đánh giá năng lực đọc – hiểu của thí sinh về khoa học kỹ thuật.

Ý nghĩa kỳ thi đánh giá tư duy

– Bài thi đánh giá tư duy tại Đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá các trình độ cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh), xử lý dữ liệu, tư duy logic, giải quyết vấn đề để học đại học

– Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức cùng tư duy dưới dạng cung cấp dữ liệu, số liệu và các công thức cơ bản.

– Đánh giá tư duy đại học của thí sinh.

Mục tiêu của kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa HN

  • Đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Tăng thêm cơ hội để trúng tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội.

II – Thông tin chi tiết về kỳ thi Đánh giá tư duy ĐHBK Hà Nội

1. Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy

Bài thi đánh giá tư duy gồm 2 phần (Phần thi bắt buộc và Phần thi tự chọn) trong thời gian 270 phút.

cau-truc-de-thi-danh-gia-tu-duy-dhbkhn

Phần bắt buộc: 120 phút

  • Toán (90 phút): 3 bài tự luận (Đánh giá về khả năng trình này, quy trình giải bài); 25 câu trắc nghiệm khách quan.
  • Đọc hiểu (30 phút): Chủ yếu là các bài luận dài về kỹ thuật công nghệ (năng lượng, năng lượng gió, mặt trời, virut covid) – kiểm tra về khả năng đọc hiểu.

Phần tự chọn:

  • Tự chọn 1: Phần thi Khoa học tự nhiên (90 phút): Nội dung kiến thức ở trong chương trình THPT, gồm Hóa – Lý – Sinh . Sử dụng một đầu điểm cho tổ hợp KHTN.
  • Tự chọn 2: Tiếng Anh (60 phút – Có thể thi buổi chiều): Sự phân loại nhiều hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT (Có thể được quy đổi từ IELTS).

cau-truc-de-thi-danh-gia-tu-duy-dhbkhn-1

2. Đề cương ôn thi đánh giá tư duy đại học Bách Khoa chuẩn năm 2022

 

3. Cách tính điểm và xét tuyển nhờ vào kết quả bài thi đánh giá tư duy

Bài thi ĐGTD sẽ được tính theo thang điểm là 30, với các thí sinh thi đủ cả 4 phần sẽ đạt tối đa là 40 điểm và sẽ được quy đổi về với thang 30 điểm để công bố (trường nhân hệ số 2 có thể lên tới thang 40-50 điểm sẽ quy đổi về thang 30 điểm để công bố).

Khi dự thi, các thí sinh có thể lụa chọn 3 tổ hợp thi và xét tuyển các ngành đào tạo của trường ĐHBK hoặc những trường có sử dụng kết quả của kỳ thi này.

  • K01: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 1 (KHTN).
  • K02: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 2 (Tiếng Anh).
  • K00: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 1 + Tự chọn 2.

4. Hình thức và địa điểm thi đánh giá tư duy

Về hình thức thi, các thí sinh sẽ làm bài thi trực tiếp ở trên giấy. Thí sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở trên phiếu trả lời trắc nghiệm tương tự giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Thời gian diễn ra kỳ thi ĐGTD: Kỳ thi sẽ chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, chia làm 2 buổi thi:

  • Buổi sáng: Toán, Đọc hiểu, KHTN
  • Buổi chiều: Tiếng Anh

Kỳ thi dự kiến sẽ diễn ra tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tuyên Quang, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng.

5. Các mốc thời gian cần chú ý khi thi đánh giá tư duy

Hiện tại trường ĐHBK vẫn chưa công bố mốc thời gian diễn ra kỳ thi chính thức trong năm 2023. Tuy nhiên, thí sinh có thể tham khảo các mốc thời gian cần chú ý trong năm 2022 đã được công bố như sau:

Thời gian Hoạt động
05 – 31/12/2021 Mở đăng ký thi Demo
01 – 15/1/2022 Mở đăng ký thi online (dự kiến)
16 – 20/1/2022 Mở thi thử online (dự kiến)
Từ 08h-16h Chủ Nhật – 03/4/2022 Thi thử lần 2
15/05 – 15/06 Mở đăng ký tham dự
Trước 10/07 Gửi giấy báo dự thi
15/07 Thi đánh giá tư duy
Trước 25/07 Thông báo kết quả bài thi

Đề thi thử sẽ có độ khó tương đương với như đề thi thật. Các thí sinh có thể tham khảo và đăng ký thi thử online tại địa chỉ là: https://tsa.hust.edu.vn.

6. Danh sách những trường đại học sử dụng điểm đánh giá tư duy để xét tuyển

Mặc dù kỳ thi ĐGTD mới được đưa vào tuyển sinh từ 2020, tuy nhiên đã có 21 trường xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi này (Thông tin năm 2022). Bao gồm:

  • Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
  • Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
  • Trường ĐH Giao thông vận tải
  • Trường ĐH Mỏ – Địa chất
  • Trường ĐH Thăng Long
  • Trường ĐH Thủy lợi
  • Trường ĐH Xây dựng
  • Trường ĐH Kinh tế quốc dân
  • Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
  • Trường ĐH Phenikaa
  • Trường ĐH Bách khoa Đà nẵng – ĐH Đà Nẵng
  • Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
  • Học viện Chính sách và phát triển
  • Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
  • Trường ĐH Công nghệ Đông Á
  • Trường ĐH Kinh tế Nghệ An
  • Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh
  • Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Á Châu
  • Trường ĐH Hà Nội
  • Trường ĐH Vinh
  • Trường ĐH Dược Hà Nội.

III – Có nên đăng ký thi đánh giá tư duy?

Đây là kỳ thi được tổ chức nhằm đánh giá trình độ cơ bản của thí sinh để học đại học, vậy nên dưới đây luyenthidgnl sẽ liệt kê những mặt tích cực và mặt hạn chế của kỳ thi này:

Mặt tích cực của kỳ thi đánh giá tư duy:

1. Tăng cơ hội trúng tuyển

Tham gia kỳ thi đánh giá tư duy không chỉ giúp thí sinh tăng thêm khả năng được trúng tuyển vào Đại học Bách khoa mà còn giúp các bạn thử sức, kiểm tra lại lượng kiến thức, kỹ năng đã được học tại cấp 3.

Trong năm 2023, các trường đại học top đầu như ĐHBK, ĐH Kinh tế Quốc Dân, ĐHQG,… đều giảm số lượng sinh viên ứng tuyển bằng kết quả kỳ thi TNTHPT. Vậy nên nếu đạt được điểm cao ở trong kỳ thi này, thí sinh sẽ dễ trúng tuyển vào các trường đại học top đầu hơn.

reivew-ki-thi-nang-luc-dhbk-hn-1

2. Phản ánh đúng năng lực của thí sinh

– Kỳ thi đánh giá tư duy có mục tiêu đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, góp phần chọn được những thí sinh phù hợp và đủ tiêu chuẩn với đặc thù của các chương trình đào tạo. Vậy nên, định hướng kiểm tra đánh giá tư duy, năng lực cơ bản là cần thiết để sinh viên học tốt đại học và học cả đời.

– Bản chất của bài kiểm tra tư duy thường sẽ không đề cao khả năng ghi nhớ của thí sinh mà tập trung vào đánh giá khả năng vận dụng, đánh giá kiến ​​thức tổng hợp, mức độ hiểu biết về mọi mặt, hạn chế việc học tủ. Việc sử dụng kết quả bài thi tư duy để xét tuyển đầu vào phù hợp với các tiêu chí tuyển sinh của nhiều trường cao đẳng, đại học hiện nay.

3. Tính toàn diện của kiến thức

Bản chất của các bài kiểm tra tư duy thiên về khả năng vận dụng kiến ​​thức. Vì vậy, bài thi góp phần đánh giá kiến ​​thức chung cùng hiểu biết về mọi mặt của thí sinh, đồng thời hạn chế được việc học tủ của thí sinh.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển, những công việc tương lai đòi hỏi con người phải có hiểu biết toàn diện và nhiều kiến ​​thức tổng hợp. Vì vậy, việc sử dụng kết quả để đánh giá tư duy, năng lực nhằm tìm kiếm các ứng viên phù hợp.

>>THAM KHẢO NGAY KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2023<<

Những điểm hạn chế của kỳ thi đánh giá tư duy

Dù tham gia kỳ thi đánh giá tư duy, những các thí sinh thi cuối cấp vẫn phải thực hiện kỳ thi bắt buộc là thi TN THPT. Điều này tạo thêm áp lực thi cử cho các sĩ tử.

Ở Việt Nam, kỳ thi đánh giá tư duy tuy không hoàn toàn mới nhưng vẫn khá xa lạ với nhiều thí sinh ở các tỉnh. Do đó, để tham gia kỳ thi và đạt được kết quả tốt, giáo viên ở các trường cần có sự tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ những thí sinh này, từ việc cung cấp thông tin kịp thời, tới việc định hướng và đưa ra phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp.

Trên đây là bài viết Review chi tiết về kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội, hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trong bài sẽ giúp cho các thí sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi cũng như có được quyết định đúng đắn khi đưa ra lựa chọn tham gia kỳ thi ĐGTD hay không. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo trên luyenthidgnl.