Phương pháp ôn thi tư duy định tính – Thi đánh giá năng lực

3013
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ÔN THI TƯ DUY ĐỊNH TÍNH THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ÔN THI TƯ DUY ĐỊNH TÍNH THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
5/5 - (3 bình chọn)

Kỳ thi đánh giá năng lực hiện đang ngày càng được các bạn học sinh quan tâm. Chính vì vậy, Ôn thi đánh giá năng lực làm sao cho hiệu quả, tiết kiệm thời gian trở thành câu hỏi được rất nhiều sĨ tử đặt ra, đặc biệt trong phần thi tư duy định tính – một trong ba phần trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực.

Bài viết tham khảo thêm:

I. Phần thi tư duy định tính là gì?

Tư duy định tính là một trong 3 phần thi nằm trong kỳ thi đánh giá năng lực. Khác với phần thi định lượng chủ yếu về phần tính toán, tư duy logic, phần thi tư duy định tính lại chủ yếu tập trung vào việc thu thập dữ liệu bằng chữ cũng như các phương pháp tiếp cận với mục đích tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

Nếu nói về khái niệm thì nghe chừng có vẻ khó hiểu mình sẽ ví dụ về câu hỏi tư duy định tính sau đây:

“Câu hỏi từ 61- 66: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Vậy, những điều gì khiến cho con người có chỉ số IQ cao hay thấp? Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là những điều được nói đến nhiều nhất. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị, hoặc bị tác động của yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8. Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong việc xác định trí thông minh ở một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lúc nhỏ được coi là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.

Câu 61. Theo đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến:

(A) kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và hành vi

(B) kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và số lượng từ

(C) kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và cách diễn đạt

(D) kết quả công việc, học tập, sức khỏe, tuổi thọ và tính cách

Câu 62. Theo đoạn trích, con số 0,5 của hệ số di truyền ở trẻ KHÔNG nói lên điều gì sau đây?

(A) Có sự tác động của môi trường đến trí thông minh của trẻ

(B) Một nửa số gen của trẻ trong nghiên cứu là gen đã biến dị

(C) Trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ

(D) Khả năng kế thừa của gen ở thế hệ sau là rất lớn

Câu 63. Theo đoạn trích, chỉ số IQ của con người chịu tác động của những yếu tố nào?

(A) Hệ số di truyền và vitamin

(B) Điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ

(C) Chế độ dinh dưỡng của người mẹ và đứa trẻ

(D) Yếu tố di truyền và môi trường”

(trích đề thi đánh giá năng lực ĐHQGHN năm 2016)

II. Phần thi tư duy định tính trong đề thi đánh giá năng lực

Theo như cấu trúc chung của đề thi đánh giá năng lực các năm trở lại đây, số lượng câu hỏi về tư duy định tính bao gồm tổng cộng 50 câu hỏi (từ câu số 51-100) với độ khó từ nhận biết đến vận dụng cao và toàn bộ câu hỏi đều ở dưới dạng trắc nghiệm

Phần thi Số lượng câu hỏi
Phần Tư duy định tính 50 câu
Phần Tư duy định lượng 50 câu
Phần Khoa học 50 câu
Tổng  150 câu

 

Dự kiến năm nay, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực cũng sẽ không có nhiều thay đổi quá lớn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về đề thi, các bạn có thể tham khảo thêm: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022

>>>KHÁM PHÁ KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 NGAY<<<

II. Kiến thức cần ôn để làm phần thi tư duy định tính

Trong các đề thi đánh giá năng lực, ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy việc kiểm tra kiến thức Văn học và Tiếng Việt cho các thí sinh thông qua dạng đọc hiểu văn bản và lựa chọn đáp án đúng.

1. Đọc hiểu văn bản:

Đề thi sẽ cung cấp nhiều ngữ liệu đọc hiểu, bao gồm cả những văn bản nằm trong và ngoài chương trình học THPT. Độ dài của các đoạn văn bản trong đề thi không quá dài và phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh:

+ Nhóm văn bản thuộc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT: Các văn bản thuộc chương trình SGK chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Các văn bản này chủ yếu thuộc chương trình Ngữ văn 12 (như một số tác phẩm sóng, rừng xa nu, đất nước,…). Bên cạnh đó, có một số câu hỏi nằm trong chương trình Ngữ văn 11 (như Chí Phèo, Người tử tù). Ngoài ra, một số đề thi đánh giá năng lực – đặc biệt là đề thi mẫu ĐHQGHN công bố gần đây còn đề cập tới các tác phẩm nằm ngoài chương trình hoặc nằm trong phần kiến thức đã giảm tải (Chiều xuân – Anh Thơ hay Những đứa con trong gia đình). 

+ Nhóm văn bản nằm ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT: Các văn bản được lựa chọn đưa vào đề thi thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên nhìn chung, các văn bản này khá dễ hiểu và không quá phức tạp đối với học sinh lớp 12.

Bên cạnh những văn bản mà đề thi cung cấp là hệ thống các câu hỏi và đáp án dành cho các bạn thí sinh. Số lượng câu hỏi đi theo mỗi ngữ liệu đọc hiểu là 1 câu (đối với các câu hỏi từ 86 đến 100) hoặc 5 câu (đối với các câu hỏi từ 51 đến 70). 

Những câu hỏi thường đề cập đến khía cạnh nghệ thuật hoặc nội dung của văn bản như: nội dung chính, chủ đề của văn bản đề bài đưa ra, các nhân vật, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp, hay một chi tiết, thông tin nào đó trong văn bản. Bên cạnh đó, những kiến thức về tiếng Việt, Tập làm văn như các biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, phép liên kết, nghĩa của từ, thao tác lập luận,… cũng được lồng ghép để kiểm tra kiến thức của học sinh.

2. Tiếng Việt

-Tiếng Việt: Các câu hỏi trong phần thi tư duy định tính kiểm tra kiến thức Tiếng Việt chủ yếu hướng tới việc kiểm tra về kiến thức dùng từ của các thí sinh. Từ hiểu biết về ngữ nghĩa của từ đến cách dùng từ, học sinh phải chọn từ/ cụm từ dùng sai, những từ hoặc cụm từ không cùng nhóm với các từ còn lại hoặc lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với ngữ cảnh mà đề bài ra.

3. Văn học

Văn học: Kiến thức về trào lưu, khuynh hướng văn học, thể loại văn học. Các kiến thức văn học chủ yếu rơi vào phần kiến thức Ngữ Văn 11.

Các bạn có thể tham khảo ma trận đề thi mẫu ĐHQGHN 2022 được công bố:

STT câu hỏi Phạm vi ngữ liệu Vùng kiến thức/ Đơn vị kiến thức NB TH VD
Từ câu 51 đến 70: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 5 câu hỏi Đọc hiểu
51-55: Sóng 51 12 Biện pháp tu từ 1
52 Nội dung 1
53 Nội dung 1
54 Chủ đề 1
55 Biện pháp tu từ 1
56-60: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc 56 12 Nội dung 1
57 Phong cách ngôn ngữ 1
58 Nội dung 1
59 Luận điểm chính 1
60 Thao tác lập luận 1
61-65: Bí mật sinh tồn ở sinh vật 61 Ngoài Nội dung 1
62 Nội dung 1
63 Hình thức đoạn văn 1
64 Nghĩa của từ 1
65 Nghĩa của từ 1
66-70: Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội 66 Ngoài Luận điểm chính 1
67 Nội dung 1
68 Nội dung 1
69 Nội dung 1
70 Nghĩa của từ 1
Từ câu 71 đến câu 78: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Tiếng Việt
71-75:Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ ngữ nghĩa/logic/phong cách 71 Dùng từ 1
72 Dùng từ 1
73 Dùng từ 1
74 Dùng từ 1
75 Dùng từ 1
76-78: Chọn 1 từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại 76 Nghĩa của từ 1
77 Nghĩa của từ 1
78 Nghĩa của từ 1
Từ câu 79 đến câu 80: Kiểm tra kiến thức Văn học Văn học
79 Thể loại văn học 1
80 Qúa trình văn học 1
Từ câu 81 đến câu 85: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Tiếng Việt
81-85: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu 81 Dùng từ 1
82 Dùng từ 1
83 Dùng từ 1
84 Dùng từ 1
85 Dùng từ 1
Từ câu 86 đến 100: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 1 câu hỏi Đọc hiểu
Chữ người tử tù 86 11 Nghệ thuật nổi bật 1
Nghệ thuật điện ảnh 87 Ngoài Phong cách ngôn ngữ 1
Đất nước – NKĐ 88 12 Nghệ thuật  1
Chiều xuân 89 11 Biện pháp tu từ 1
Những đứa con trong gia đình 90 12 Nhân vật 1
Vợ nhặt 91 12 Nhân vật 1
Rừng xà nu 92 12 Hình tượng  1
Người lái đò sông Đà 93 12 Bút pháp nghệ thuật 1
Tương tư 94 11 Hình ảnh 1
Chiếc thuyền ngoài xa 95 12 Người kể chuyện 1
Việt Bắc 96 12 Nội dung 1
Hồn Trương Ba, da hàng thịt 97 12 Giọng điệu 1
Chí Phèo 98 11 Nghệ thuật trần thuật 1
Tuyên ngôn độc lập 99 12 Biện pháp tu từ 1
Đất nước – NKĐ 100 12 Chủ đề 1
Tổng – Số lượng các văn bản đọc hiểu trong SGK lớp 12: 12/19 =
63%
– Số lượng các văn bản đọc hiểu trong SGK lớp 11: 4/19 = 21%
– Số lượng các văn bản đọc hiểu ngoài SGK: 3/19 = 16%
27 17 6
Tỉ lệ 54% 34% 12%

 

 

III. Phương pháp ôn thi tư duy định tính hiệu quả

1. Về phần kiến thức:

Kỳ thi đánh giá năng lực tập trung chủ yếu vào việc đánh giá khả năng áp dụng kiến thức, năng lực tư duy chính vì vậy, các bạn học sinh không cần học thuộc lòng kiến thức về các tác phẩm văn học mà cần nắm vững kiến thức nền tảng như: tên tác phẩm, tác giả, hoàn ảnh ra đời cũng như những biện pháp nghệ thuật đặc trưng nhất của tác phẩm, những đặc trưng của tác phẩm.

Bên cạnh đó, các bạn có thể đọc qua những tác phẩm đọc thêm hay tác phẩm được giảm tải trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để củng cố đa dạng thêm kiến thức cho bản thân. Các bạn hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để cập nhật các thông tin xã hội xung quanh hoặc tham khảo thêm các đề thi thử, đề thi mẫu hoặc đề thi các năm trước đó để vừa bổ sung kiến thức cho bản thân, vừa rèn luyện những kỹ năng cần có để thi đánh giá năng lực.

2. Về phần kỹ năng:

a. Kỹ năng đọc hiểu

Để có thể sử dụng thành thạo kỹ năng đọc hiểu một cách nhuần nhuyễn, không có phương pháp nào tốt hơn việc trực tiếp luyện tập trên các đề thi. Điều này là rất cần thiết vì sẽ giúp cho các bạn tạo được phản trong quá trình làm bài, nhanh chóng tìm ra những ý chính của văn bản đề ra phục vụ cho việc trả lời câu hỏi. Việc thường xuyên tiếp cận với đề thi sẽ giúp các bạn rèn luyện và cải thiện kỹ năng một cách tốt nhất.

b. Kỹ năng loại trừ

Phần thi tư duy định tính của đề thi đánh giá năng lực được xây dựng hoàn toàn là những câu hỏi dạng trắc nghiệm. Chính vì vậy, sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến khả năng suy luận, tư duy cũng như xử lý tình huống. Chính vì vậy, kỹ năng loại trừ sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm tối đa thời gian làm bài mà vẫn đảm bảo được tính chính xác của kết quả.

c. Kỹ năng phân bổ thời gian làm bài

Các bạn nên làm bài lần lượt từ trên xuống dưới, tạm thời bỏ qua những câu hỏi có tính vận dụng hoặc vận dụng cao để tránh việc mất quá nhiều thời gian trong việc suy nghĩ. Trong đề thi do số lượng câu hỏi ở dạng cơ bản (mức độ Nhận biết) tương đối lớn chính vì vậy, hãy dành thời gian làm những câu hỏi dễ và chắc chắn ăn điểm trước. Hãy dùng 15 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bộ bài thi của mình cũng như hoàn thành các câu chưa làm được. Câu nào khó quá các bạn hoàn toàn có thể random đáp án (vì may mắn cũng là một phần trong khi đi thi).

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của luyenthidgnl.com.vn về phương pháp ôn thi tư duy định tính – thi đánh giá năng lực sao cho hiệu quả nhất. Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức bổ ích để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực trong thời gian tới.

Đối với những bạn đang trong quá trình ôn thi đánh giá năng lực đang gặp khó khăn trong định hướng ôn tập cũng như phương pháp ôn tập sao cho hiệu quả, các bạn có thể tham khảo ngay khóa học:

>>>TỔNG ÔN TOÀN DIỆN THI ĐGNL ĐHQG TP.HCM<<<

>>>LUYỆN THI CẤP TỐC ĐGNL ĐHQGHN<<<