Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2022

3755
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa 2022
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa 2022
5/5 - (6 bình chọn)

Bên cạnh các môn Toán, Lý, Ngữ Văn, Tiếng Anh hay Sinh thì Hóa học là bộ môn quan trọng và luôn nằm trong các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như thi đánh giá năng lực. Chính vì vậy, việc ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa thế nào cho tốt và cách ôn thi hiệu quả là điều mà rất nhiều bạn học sinh quan tâm và lo lắng. Chính vì vậy, luyenthidgnl sẽ chia sẻ cho các bạn những điều cần biết và lưu ý trong quá trình ôn thi bộ môn này.

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa hiệu quả

Chia giai đoạn ôn thi đại học môn Hóa

Trong các năm trở lại đây, đề thi môn Hóa trong kì thi tốt nghiệp THPT ngày càng bám sát hơn với chương trình học của bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chính vì vậy, việc nắm chắc các kiến thức được học trên lớp là điều rất quan trọng. Dựa theo các mức độ của đề thi của các năm trước, các bạn hãy chia việc ôn tập thành các giai đoạn khác nhau để dễ dàng hơn cho việc tổng hợp và nắm vững kiến thức. Mình sẽ chia sẻ các mốc giai đoạn ôn thi được rất nhiều các bạn học sinh đã áp dụng và đạt điểm cao để các bạn tham khảo.

Giai đoạn 1:  Ôn tập kiến thức để làm 20 câu đầu tiên (câu 41 – 60)

Tất cả những câu từ 1-40 đều là câu dạng kiến thức rất cơ bản về bộ môn Hóa, chính vì vậy mình sẽ không đề cập quá nhiều mà chủ yếu tập trung những câu dạng bài tập, những câu phân loại học sinh. Để có thể nắm trọn điểm của các câu hỏi từ 41 đến 60, các bạn cần xem lại toàn bộ nội dung ôn tập của GV đã dạy trên lớp, đặc biệt hãy lưu ý kỹ những phần thầy cô trọng tâm ôn.

Đây đều là những câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Mỗi câu hỏi trong đề nằm ở một chỉ báo của mức độ kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu của học sinh về chuyên đề này. Đây là những câu hỏi ngắn ngọn bao gồm có 1 câu dẫn và 4 đáp án ngắn gọn. Các câu hỏi từ 41 đến 60 là những câu lý thuyết mà các bạn đã nắm chắc kiến thức có thể nhìn vào có thể chọn được ngay. Ngoài ra những câu tính toán ở phần này tương đối đơn giản, chỉ cần 1 đến 2 phép tính chính vì vậy, điều cốt lõi và quan trọng nhất vẫn là hiểu bản chất của kiến thức mà câu hỏi đang đề cập tới.

Để ôn tập tốt phần câu hỏi này, các bạn hoàn toàn ôn trong SGK, sách bài tập cơ bản hay các đề thi các năm để tham khảo. Những việc mà các bạn cần làm khi luyện tập bao gồm:

Ôn tập phần lý thuyết: Hãy cố gắng khai thác hết kiến thức trong sách, đặc biệt là những phần chữ được bôi đậm và cả những phần đọc thêm

– Đối với đại cương lớp 10-11-12: Đây là phần kiến thức căn bản và chắc chắn các bạn cần nắm vững và không thể bỏ qua.

– Chương trình Hoá học 10: Đừng chủ quan mà bỏ sót những kiến thức cơ bản nhất nhé, kể cả phần cấu hình electron, vị trí các chất hóa học trong bảng tuần hoàn hay khả năng tạo liên kết; biết tính số oxy hóa và cân bằng phản ứng oxi hoá khử. Nói chung đây đều là những kiến thức các bạn cần nắm thật chắc.

– Chương trình Hoá học 11: Ôn tập các chuyên đề về chất điện li, chất điện li yếu và mạnh; độ pH của dung dịch, tính tan của các chất hóa học và phương trình hoá học của phản ứng trao đổi dạng ion và phân tử. Trong chuyên đề về đại cương hữu cơ, các bạn cần ôn về thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng hân và đồng đẳng, phân tích nguyên tố hóa học.

– Chuyên đề cơ lớp 11: Các bạn cần đọc lại công thức, tên và ứng dụng các hợp chất của các nguyên tố N, P, C, Si. Phần này thường có liên quan đến ứng dụng hoá học xã hội và môi trường ở lớp 12.

– Chương trình Hoá học 12: Nắm rõ và biết cách vận dụng dãy điện hoá để so sánh khả năng ôxi hóa, tính khử và viết phương trình hoá học hoàn thiện. Biết và hiểu tính chất vật lý của các kim loại, và nắm được các phương pháp điều chế (bao gồm cả điều kiện, chất xúc tác, ứng dụng trong cuộc sống hiện nay)

– Chuyên đề Hữu cơ lớp 12: Các bạn cần chắc các khái niệm, tên gọi, công thức, cách nhận biết và phân biệt, điều chế, ứng dụng và tính chất của các chất cơ bản nhất. Ngoài ra các bạn cũng lưu ý hiện tượng các phản ứng (ứng dụng rất nhiều trong các dạng bài tập nhận biết chất)

– Chuyên đề Vô cơ lớp 12 (chủ yếu các kim loại thuộc nhóm IA-IIA-Al-Fe-Cr và hợp chất của chúng): Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản; các phương trình hoá học tiêu biểu, phương pháp điều chế. Điều quan trọng nhất là thuộc đúng tên, đúng công thức, tính được số oxy hoá (giúp giải quyết các bài toán liên quan tới các kim loại có nhiều hóa trị), các phản ứng hóa học tiêu biểu cũng như đặc trưng của các phản ứng đó.

Các bạn có thể tham khảo khóa học tổng ôn kiến thức tại:

 Ôn thi đại học môn Hóa 

Ôn tập bài tập: Phần này sẽ yêu cầu các bạn học sinh biết cách tính toán theo công thức và phương trình hoá học (bao gồm: tính số mol, khối lượng, thể tích, nồng độ…). Để làm tốt được các câu hỏi này, các bạn cần nắm chắc các công thức tính toán trong hoá học và thuộc phương trình hoá học cơ bản, phương trình hóa học đặc biệt. Ngoài ra hãy nhớ điều kiện phản ứng hay các chất xúc tác vì rất nhiều câu hỏi dạng đánh lừa học sinh khi không để ý những yếu tố này.

Giai đoạn 2: Ôn tập 10 câu tiếp theo (câu 61 – 70)

Phần này bao gồm các câu ở có độ khó trung bình và khá, các câu hỏi sẽ có tính kết hợp giữa nhiều kiến thức hơn.

Lời khuyên của mình cho phần này không gì ngoài nắm chắc kiến thức mà các bạn đã ôn ở giai đoạn 1 ở trên. Ngoài ra, các bạn cần nắm được các phương pháp làm bài tập hỗn hợp và kết hợp định luật bảo toàn trong quá trình giải bài tập.

Giai đoạn 3: Ôn tập 10 câu cuối (câu 71 – 80)

Phần này luôn là phần có tính phân loại học sinh khá và giỏi. Đây chính là những câu quyết định cho việc bạn có đạt được số điểm đạt yêu cầu để vào các trường top hay không.

Để làm tốt phần này, ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, các bạn còn phải tìm tòi để mở rộng kiến thức thông qua việc cọ sát, làm thêm nhiều đề và các dạng bài tập khác nhau để có được phản xạ và phương án giải quyết đúng hướng.

Về ôn tập lý thuyết: HS phải giỏi và nắm chắc toàn bộ chương trình Hóa học ở lớp 10-11-12. Các câu hỏi thường thấy trong phần này bao gồm: Phân tích thí nghiệm (hs phải giỏi kĩ năng thực hành và nắm chắc các đặc tính của chất cũng như điều kiện hay chất xúc tác đặc biệt,…), phân loại phát biểu đúng sai (ngoài nắm được phương trình hoá học, các bạn còn phải biết ứng dụng các chất trong thực tiễn); tìm công thức của chất vô cơ hoặc hữu cơ;… Phần này một số đề sẽ gồm cả 1-2 nội dung nằm trong kiến thức ở lớp 10 hoặc 11 nhưng nếu các bạn không nắm được phần này thì chắc chắn không thể tìm ra phương án đúng (ngoại trừ trường hợp may mắn khoanh bừa)

Về bài tập: Các bạn phải thật chắc kĩ năng giải toán và các định luật bảo toàn, kỹ năng quy đổi và suy luận. Trong phần bài tập thường là những dạng bài tổng hợp; bao gồm nhiều chất, nhiều phương trình hoá học khác nhau, Đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa các năm gần đây thường hỏi về các nội dung chất béo – este (có thể kết hợp thêm kiến thức về ancol, phenol, andehit), các hợp chất của nitơ (có thể kết hợp kiến thức hiđrocacbon); các hợp chất kim loại IA-IIA-Al; sắt và các hợp chất sắt (nhiều hóa trị hoặc kết hợp cả phần điện phân). Ngoài các bài tập trong SGK, các bạn hãy cố gắng luyện tập thêm các sách nâng cao để bổ túc cũng như mở rộng thêm kiến thức cho mình nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm khóa luyện thi tốt nghiệp THPT tốt nhất trên thị trường hiện nay do Học Mãi sản xuất. Đây là một trong những khóa học không thể bỏ qua dành cho cách bạn học sinh đang trong luyện thi hay cần bổ sung kiến thức. Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại:

Tổng hợp kiến thức hóa 12 ôn thi đại học

Chuyên đề kiến thức Mục tiêu 7-8 điểm Mục tiêu 8-10 điểm
1.Đại cương về kim loại Lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản:

– Các dạng bài và kiến thức về ăn mòn và bảo vệ kim loại.

– Phương pháp điều chế kim loại: thủy luyện, nhiệt luyện, …

– Điện phân.

– Dãy điện hoá: kim loại phản ứng với muối, …

– Các dạng bài liên quan tới tính chất của kim loại: kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa/ axit không có tính oxi hóa, …

– Thành thạo và nhuần nhuyễn các bài tập ở mức độ cơ bản

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

+ Điện phân.

+ Kim loại và các hợp chất tác dụng với axit có tính oxi hóa  mạnh.

+ Dạng bài kim loại và hợp chất khi tác dụng với các hỗn hợp muối.

 

2.Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và các hợp chất Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Dạng bài CO2 phản ứng với OH–

– Bài tập về phản ứng của các kim loại kiềm, kiềm thổ nhôm phản ứng với nước/axit

– Bài tập về phản ứng của H+ với CO32-/HCO3

– Dạng bài muối nhôm phản ứng OH

– Dạng bài về phản ứng nhiệt nhôm.

– Dạng bài H+ phản ứng với AlO2.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

+ Dạng bài hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm phản ứng với H2O/axit.

+ Dạng bài muối nhôm phản ứng OH

+ Dạng bài về phản ứng nhiệt nhôm.

+ Dạng bài H+ phản ứng với AlO2.

3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Dạng bài về Fe/Cu và hợp chất tác dụng với phi kim.

– Dạng bài Fe/Cu và hợp chất phản ứng hóa học với axit

– Dạng bài Fe/Cu và hợp chất phản ứng với hợp chất muối.

– Dạng bài liên quan đến phản ứng nhiệt phân.

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

Dạng bài kim loại và hợp chất p/ứ qua nhiều giai đoạn, với nhiều chất và hợp chất

 

4. Tổng hợp hoá học vô cơ Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp .

– Bài tập vận dụng PP tăng giảm khối lượng.

– Bài tập vận dụng PP qui đổi.

– Bài tập vận dụng PP bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.

– Bài tập sử dụng PP đường chéo.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở dạng sơ đồ phản ứng, đếm phát biểu đúng sai.

– Bài tập hỗn hợp chất vô cơ yêu cầu vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh hóa vô cơ.

5. Este, lipit Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

*Este

– Dạng bài về phản ứng cháy.

– Dạng bài về phản ứng xà phòng hoá.

 

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

*Este

– Dạng bài về este tham gia cả phản ứng xà phòng hóa và phản ứng cháy

– Phản ứng của Este và hỗn hợp các chất hữu cơ khác.

*Lipit

Dạng bài về thủy phân trieste và đốt cháy.

6. Amin, amino axit, protein Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Thứ tự tính bazo của amin.

– Xác định môi trường của amino axit.

– Các dạng bài về phản ứng cháy.

– Bài tập về phản ứng của amin, amino axit với HCl, NaOH.

– Bài tập xác định số mắt xích peptit.

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

+ Bài tập liên quan đến biện luận công thức muối amino của amino axit.

+ Bài tập về xác định chất hóa học từ công thức CxHyNO2, CxHyN2O3, …

+ Bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit.

7. Cacbonhidrat Lý thuyết và thành thạo các bài tập thuộc các dạng bài:

– Các dạng bài nhận biết

– Dạng bài về phản ứng của xenlulozơ với HNO3.

– Bài tập về phản ứng với AgNO3/NH3.

– Bài tập về phản ứng thủy phân.

– Bài tập về phản ứng lên men.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

– Dạng bài nhận biết.

– Dạng bài về phản ứng của xenlulozo với HNO3.

– Bài tập liên quan đến phản ứng với AgNO3/NH3.

– Bài tập liên quan đến phản ứng lên men.

– Bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân.

8. Polime, vật liệu polime Lý thuyết và thành thạo các bài tập thuộc các dạng bài:

– Xác định loại polime.

– Xác định số mắt xích polime.

– Phương pháp polime.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

– Xác định loại polime.

– Xác định số mắt xích polime.

– Phương pháp điều chế polime.

9. Tổng hợp kiến thức hóa học Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Câu hỏi dạng lý thuyết tổng hợp

– Bài tập vận dụng phương pháp trung bình.

– Bài tập sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản.

– Mở rộng kiến thức những phần thường xuất hiện trong bài nâng cao:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp có dạng sơ đồ phản ứng.

– Các câu hỏi đếm phát biểu đúng sai.

– Bài tập hỗn hợp chất hữu cơ yêu cầu vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh hóa hữu cơ.

 

Chi tiết kiến thức tổng hợp các chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa:

Tổng hợp kiến thức về Polime hóa 12 xem: tại đây

Tổng hợp kiến thức về Amin và Amino Axit hóa 12 xem: tại đây

Tổng hợp kiến thức về Cacbonhidrat hóa 12 xem: tại đây

Tổng hợp kiến thức về Lipit hóa 12 xem: tại đây

Tổng hợp kiến thức về Este hóa 12 xem: tại đây

Tổng hợp kiến thức về Hóa vô cơ hóa 12 xem: tại đây

Các bạn có thể tham khảo khóa tổng ôn kiến thức hóa tại:

 Khóa tổng hợp lý thuyết hóa học ôn thi đại học 

 

Cấu trúc đề thi Hóa tốt nghiệp THPT

Việc nắm được cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa là vô cùng quan trọng vì đây là tiền đề giúp các bạn đưa ra chiến lược và phương án luyện thi sao cho hiệu quả để có thể đạt được số điểm theo đúng nguyện vọng của bản thân. Qua việc tổng hợp đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa các năm, về cơ bản, ma trận đề thi được phân chia như sau:

Cấu trúc đề thi môn Hóa tốt nghiệp THPT môn Hóa

 

Bộ đề ôn luyện thi trắc nghiệm môn hóa học

Mình xin chia sẻ cho các bạn một số bộ tài liệu, bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa để các bạn có thể thực hành những kiến thức đã học một cách tốt nhất. Mình sẽ liên tục cập nhất các đề thi, đề thi mẫu, đề thi thử. Các bạn thường xuyên update để sưu tầm thêm các tài liệu ôn thi nhé.

Bộ đề ôn thi môn Hóa tốt nghiệp THPT

Đề thi mẫu tốt nghiệp THPT môn Hóa

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa 2021 – Đề 223

Trên đây là toàn bộ những kiến thức, tài liệu cũng như kiến thức giúp các bạn có thể ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn đạt được kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.