Kiến thức cơ bản Tuyên ngôn độc lập

1972
Rate this post

Được đánh giá là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới, Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và tuyên đọc trước hàng chục vạn đồng bào tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Đây cũng là một tác phẩm Tác phẩm văn học 12 trọng tâmVà bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu kiến thức cơ bản Tuyên ngôn độc lập.

Mời bạn xem thêm: Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn độc lập

Ngày 19/8/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội và Người viết bản “Tuyên ngôn độc lập” tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. 

– Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“Tuyên ngôn Độc lập” ra đời khi:

Các thế lực  đế quốc thực dân đang chuẩn bị tái chiếm  nước ta: Quân đội Trung Hoa dân quốc từ phía bắc đến, phía sau là đế quốc Mỹ, phía nam là quân  Anh, phía sau là quân viễn chinh Pháp. Lúc này Nhật đầu hàng, nên tất nhiên Đông Dương phải về tay người Pháp.

 Giá trị lịch sử “Tuyên ngôn độc lập”

Là văn kiện lịch sử vô giá, là bản tuyên ngôn của một dân tộc vùng lên xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách  một nước độc lập, dân chủ, tự cường.

Giá trị văn học: 

+ Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu  tự do. 

+ Giá trị nghệ thuật: Là tác phẩm đính kèm theo mô hình. Bằng lập luận chặt chẽ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chắc chắn, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn. 

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử

Đối tượng: người dân tại Việt Nam; Các quốc gia trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang ra sức xâm lược nước ta: Mỹ, Pháp. 

Mục tiêu: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn các âm mưu xâm lược của  đế quốc và thực dân. 

Bố cục của Tuyên ngôn độc lập

Phần 1 (từ đầu đến “Không ai chối cãi được”) : Nêu nguyên lí chung

– Người đã trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp.

=> Dẫn chứng khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền của mỗi người, mỗi dân tộc.

– Lập luận vừa kiên quyết, vừa khôn khéo, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản TN.

Phần 2 (từ “Thế mà… phải được độc lập”): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền và lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

=> Bằng giọng văn hùng hồn mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục, đoạn văn đã tố cáo hùng hồn và đanh thép tội ác của thực dân Pháp. Bằng phương pháp liệt kê, tác giả đã nêu lên hàng loạt tội ác của thực dân Pháp trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và ngoại giao.

Phần 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc

– Tuyên bố về quyền độc lập của dân tộc ta, về ý chí chiến đấu bảo vệ quyền độc lập đó.

=> Những lời tuyên ngôn này được trình bày logic, chặt chẽ, cái trước là tiền đề của cái sau.

  1. Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập

– Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, lập luận giàu sức thuyết phục

– Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm.

– Giọng điệu linh hoạt.

  1. Chủ đề Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới quyền được tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, nền độc lập, tự do mà nhân dân ta vừa giành được và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc.

Hy vọng với phần giải thích trên sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập cũng như Các tác phẩm văn học trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!

***Các bạn có thể xem thêm: Tổng ôn kiến thức môn ngữ văn