Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2023 Đại Học Bách Khoa Hà Nội mới nhất

894
cau-truc-de-thi-danh-gia-tu-duy-2023
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2023 Đại Học Bách Khoa Hà Nội mới nhất
5/5 - (1 bình chọn)

Để bài thi đánh giá tư duy phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông mới, ĐH Bách khoa Hà Nội đã tiến hành đưa ra các điều chỉnh về nội dung, cấu trúc của bài thi, bắt đầu áp dụng từ năm 2023. Chi tiết về cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2023 do Đại Học Bách Khoa Hà Nội công bố 

Tham khảo thêm:

I – Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy 2023 ĐH Bách Khoa Hà Nội

Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy từ năm 2023 sẽ có 3 phần thi chi tiết như sau:

Phần thi Hình thức Thời lượng (phút) Điểm
Tư duy Toán học Trắc nghiệm 60 40
Tư duy Đọc hiểu Trắc nghiệm 30 20
Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề Trắc nghiệm 60 40
Tổng 150 100

Bài thi Đánh giá tư duy năm 2023 có hình thức thi là trắc nghiệm gồm có các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và các dạng: 

  • Nhiều lựa chọn
  • Kéo thả
  • Đúng/sai, 
  • Trả lời ngắn

Đặc biệt, năm nay bài thi đánh giá tư duy được thực hiện trên máy tính và chỉ thi trong duy nhất 1 buổi thay vì thi trên giấy như trước đây. Thí sinh có thể dự thi không giới hạn số lần. Giấy chứng nhận kết quả bài thi Đánh giá tư duy sẽ có giá trị trong vòng 2 năm và thí sinh có thể sử dụng bài thi có kết quả cao nhất để xét tuyển vào tất cả các đơn vị có sử dụng kết quả của kỳ thi này.

II – Chi tiết về 3 phần thi trong Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy 2023

cau-truc-de-thi-danh-gia-tu-duy-2023-1

1. Phần Toán học: 

Phần thi Toán học hướng tới việc đánh giá toàn diện về khả năng tư duy, phát triển năng lực của thí sinh. Các câu hỏi được phân bố theo mức độ từ dễ đến khó, độ phân hóa cao giúp đánh giá mức độ sẵn sàng vào đại học của học sinh.

– Tiêu chí đánh giá:

  • Xác định được sai sót ở trong lập luận toán học
  • Hiểu và đánh giá được suy luận toán học
  • Chỉ ra được suy đoán và lập luận toán học
  • Tính toán định lượng với dữ liệu toán học
  • Mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học
  • Giải quyết vấn đề toán học

– Phạm vi kiến thức: Lớp 11 + lớp 12

  • Số học
  • Đại số
  • Hàm số
  • Hình học
  • Thống kê và xác suất

2. Phần Đọc hiểu 

Khai thác về khả năng đọc nhanh, hiểu đúng qua các văn bản báo chí, văn học, các văn bản khoa học. Ngoài ra, phần thi cũng khai thác về kỹ năng lập luận, viện dẫn của thí sinh nhằm xác định được các ý chính, hiểu rõ các chuỗi sự kiện, phân tích các chi tiết quan trọng có trong bài.

– Tiêu chí đánh giá:

  • Thu nhận, xử lý thông tin
  • Tìm được các ý tưởng chính và chi tiết
  • Phát hiện được cấu trúc và kỹ thuật của vấn đề
  • Tích hợp kiến thức và ý tưởng được thể hiện trong văn bản

– Phạm vi kiến thức: Lớp 11 + lớp 12

  • Văn bản khoa học
  • Văn bản văn học
  • Văn bản báo chí

3. Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề 

Thông tin khoa học được biểu thị ở dạng dữ liệu (sơ đồ, bảng biểu hoặc đồ thị), các tóm tắt nghiên cứu hay quan điểm xung đột. Câu hỏi khai thác sâu về kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thí sinh phân tích, giải quyết, đưa ra đánh giá hay lý giải vấn đề.

– Tiêu chí đánh giá:

  • Tính toán, giải thích được dữ liệu
  • Chỉ ra được phương án phù hợp cùng với thông tin khoa học.
  • Thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm.

– Phạm vi kiến thức: Lớp 11 + lớp 12

  •  Miêu tả dữ liệu
  • Tóm tắt nghiên cứu
  • Các luận điểm xung đột trong những lĩnh vực khoa học

III – Các mức độ tư duy trong cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy Bách Khoa 2023

Có 3 mức độ tư duy trong Đề thi đánh giá tư duy:

Mức độ 1: Tư duy tái hiện

Thể hiện khả năng nhớ lại, thực hiện tư duy theo các quy trình đã biết. Khuyến nghị những hành động tư duy: xác định, tìm kiếm, đặt tên, lựa chọn, nhắc lại, ghép nối, so sánh,…

Mức độ 2: Tư duy suy luận

Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện việc tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng cùng với điều kiện. Khuyến nghị những hành động tư duy: phân loại, chỉ được minh chứng, tổng hợp, so sánh, vận dụng, đưa ra lý lẽ, suy luận, áp dụng, giải thích, tóm tắt,…

Mức độ 3: Tư duy bậc cao

Thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, giải thích dựa vào bằng chứng. Khuyến nghị những hành động tư duy: phân tích, phân biệt, phán đoán, đánh giá, lập luận (theo nhiều bước), kiểm tra giả thuyết,…

Bảng phân bố các mức độ theo phần thi:

Phần thi Mức độ 1 (%) Mức độ 2 (%) Mức độ 3 (%)
Tư duy Toán học 20-30 30-40 30-40
Tư duy Đọc hiểu 15-25 25-45 30-40
Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề 20-30 30-40 30-40
Tổng 20-30 30-40 30-40

IV – Những điều chỉnh hướng tới nhiều lợi ích của thí sinh

Theo như Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã công bố, những thay đổi về cấu trúc bài thi đánh giá tư duy 2023 nhiều lợi ích hướng đến thí sinh. Cụ thể là:

  • Cấu trúc và nội dung của bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn (Thời gian còn 150 phút (năm 2022 là 270 phút));
  • Xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học, phù hợp với Chương trình giáo dục THPT mới.
  • Mở rộng sự phù hợp với các ngành tuyển sinh đại học: Khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược,…
  • Làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian chỉ 1 buổi (150 phút).
  • Tổ chức nhiều đợt thi (3 đợt) tại nhiều địa điểm thi.
  • Giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn 2 năm, như vậy học sinh lớp 11 đã có thể tham gia kỳ thi.
  • Đăng ký xét tuyển vào bất kỳ trường Đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
  • Không giới hạn đối tượng tham gia dự thi, số lần dự thi.

>>THAM KHẢO NGAY KHÓA ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2023<<

Trên đây là bài viết chi tiết về cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2023 do Đại Học Bách Khoa Hà Nội công bố. Dự kiến đầu tháng 3/2023, Đại Học BKHN sẽ cung cấp đề thi mẫu và mở cổng đăng ký thi thử. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các thí sinh chuẩn bị tốt và tự tin chinh phục kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 nhé!