Cách làm dạng bài ngữ âm ôn thi tốt nghiệp THPT

1584
Cách làm dạng bài ngữ âm ôn thi tốt nghiệp THPT
Cách làm dạng bài ngữ âm ôn thi tốt nghiệp THPT
5/5 - (1 bình chọn)

Dạng bài ngữ âm ôn thi tốt nghiệp THPT là một trong những dạng bài thường xuyên xuất hiện trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh các năm vừa qua. Chính vì vậy, việc dành thời gian trong việc ôn luyện cũng như cách làm dạng bài ngữ âm và vô cùng quan trọng. 

I. Dạng bài ngữ âm trong kỳ thi tiếng Anh THPT Quốc gia là gì?

Dạng bài ngữ âm tiếng Anh thường là dạng bài xuất hiện trong những câu hỏi đầu tiên trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia (trong trường hợp đề không bị trộn). Sẽ có 2 phần chính trong dạng bài ngữ âm bao gồm: Trọng âm và phát âm

II. Hướng dẫn làm dạng bài phát âm trong tiếng Anh

Dạng bài phát âm trong tiếng Anh chiếm tới 50% trong tổng số các câu hỏi trong dạng bài phát âm trong đề thi THPT Quốc gia. Dạng bài phát âm sẽ bao gồm các kiến thức như sau:  cách phát âm phụ âm; phát âm nguyên âm; phát âm đuôi “ed” và dạng bài phát âm “s”.

1. Phát âm nguyên âm

Các nhóm thường được phát âm Các nhóm thường được phát âm
/ʌ/
  • Nhóm u

Much, such, cut, …

  • Nhóm o

Come, …

  • Nhóm oo

Blood, …

  • Nhóm ou

Young, …

  • Nhóm oe

Does, …

/ɑː/
  • Nhóm al

Half, calm, palm, …

  • Nhóm ar

Car, bar, card, …

  • Nhóm ear

Heart, …

 

 

 

 

 

Các nhóm thường được phát âm Các nhóm thường được phát âm
/e/
  • Nhóm e

Men, met, set, …

  • Nhóm ea

Head, death, breath, …

  • Nhóm a

Many, any, area, …

/æ/
  • Nhóm a

Bank, back, pan, …

 

 

 

 

 

Các nhóm thường được phát âm Các nhóm thường được phát âm
/ɒ/
  • Nhóm a

Want, …

  • Nhóm o

Stock, wrong, doll, …

 

 

 

 

 

 

/ɔː/
  • Nhóm or

Bore, shore, bored, …

  • Nhóm ar

War, …

  • Nhóm au

Cause, caught, taught, …

  • Nhóm ou

Four, bought, …

  • Nhóm a

Wall, walk, ball, …

 

Các nhóm thường được phát âm Các nhóm thường được phát âm
/ʊ/
  • Nhóm o

Wolf, …

  • Nhóm u

Pull, put, full, …

  • Nhóm oo

Look, foot, good, …

  • Nhóm ou

Would, should, …

 

 

 

 

/uː/
  • Nhóm u

Rude, dune, clue, glue, …

  • Nhóm o

Lose, …

  • Nhóm oe

Shoes, …

  • Nhóm ou

Soup, …

  • Nhóm oo

Cool, food, goose, …

  • Nhóm ew

Crew, flew, …

 

Các nhóm thường được phát âm Các nhóm thường được phát âm
/ə/
  • Nhóm a

Banana, away, sugar, …

  • Nhóm e

Garden, paper, under, …

  • Nhóm o

Correct, doctor, police, …

  • Nhóm u

Support, …

  • Nhóm ou

Colour, neighbour, …

/ɜː/
  • Nhóm ir

Shirt, birth, bird, …

  • Nhóm ur

Burn, hurt, purple, …

  • Nhóm or

Word, worst, …

  • Nhóm er

Her, terminal, terminate, …

 

 

2. Dạng bài phát âm phụ âm

Phụ âm Nhóm các chữ cái thường được phát âm  Các lưu ý về âm câm Phụ âm Nhóm các chữ cái thường được phát âm Các lưu ý về âm câm
/p/
  • Nhóm p:

Copy, apply, please,…

 

 

 

 

  • Đứng trước “s”:

psychology, psychiatrist, …

  • Đứng trước “n”:

pneumonia, …

 

/b/
  • Nhóm b:

Best, cupboard, banana, …

 

 

 

 

  • Đứng trước “t”:

doubt, debt, …

  • Đứng sau “m”:

Tomb, comb, …

 

/s/
  • Nhóm s

Sing, summer, season, …

  • Nhóm x

Mix, fix, …

  • Nhóm c

Cancel, concert, place, …

 

/z/
  • Nhóm z

Zoom, zoo, breeze, …

  • Nhóm s

Bays, wise, moves, …

  • Nhóm x

Example, exhausted, exact, …

/dʒ/
  • Nhóm g

Language, age, village, …

  • Nhóm j

Object, juice, jelly, June, …

 

 

 

/tʃ/
  • Nhóm ch

choose, chair, champion, …

  • Nhóm tr

Train, tree, trash, …

  • Nhóm t (các đuôi ture)

Mixture, nature, …

/θ/
  • Nhóm th

Thick, thunder, earth, fourth, …

/ð/
  • Nhóm th

Sunbathe, them, weather, clothes, …

/ʃ/
  • Nhóm sh

Should, English, fashion, …

  • Nhóm t (các đuôi tion)

Nation, information, …

  • Nhóm s

Sure, sugar, …

Các đuôi cious, tious, …

Precious, conscious, cautious, …

/ʒ/
  • Đuôi sure và sion

Measure, leisure, decision, occasion, …

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hướng dẫn dạng bài phát âm đuôi “s”

  • Quy tắc 1: Đối với âm cuối là “s” phát âm là /s/ trong trường hợp tận cùng từ là các chữ cái -f, -gh, -t, -k,-p và -th – (âm /f/, /t/, /k/, /p/, /θ/).
    Để dễ nhớ các bạn có thể học theo câu sau: Phú (p) ghê (gh) thật (t) phải (f) không (k) thế (th)?
  • Quy tắc 2: Đối với âm cuối là “s” phát âm là /iz/ khi tận dùng từ là các chữ cái -s, -ss, -z, -x, -ge, -ce, -ch, -sh. (/s/, /z/, /∫/, /t∫/, /dʒ/, /ʒ/).
    Để dễ nhớ các bạn có thể học theo câu sau: Sẵn sàng (s, ss) chung (ch) shức (sh) xin (x) zô (z) giúp (ge) các em(ce).
  • Quy tắc 3: Đối với âm cuối là “s” phát âm là /z/ trong các trường hợp còn lại ngoài 2 trường hợp trên.

4. Đối với dạng bài phát âm đuôi “ed”

  • Quy tắc 1: Phát âm là /ɪd/ khi tận cùng từ là âm /t/ hay /d/. Thần chú: tôi /t/ đi /d/.  E.g. wanted – /ˈwɑːntɪd/, hesitated – /ˈhez.ɪ.teɪtɪd/, added –  /ˈædɪd/, needed – /ˈniːdɪd/.
  • Quy tắc 2: Phát âm là /t/ khi tận dùng từ là âm  /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/. Thần chú: prep /p/ sẵn sàng /s/ chiến /tʃ/ không /k/ fai /f/ shợ /ʃ/
  • Quy tắc 3: Phát âm là /d/ với từ tận cùng là các âm còn lại. Cái này thì tương đối đơn giản, bất cứ các từ nào thuộc 2 quy tắc trên thì các bạn cứ đọc theo cách phát âm theo quy tắc 3.

III. Cách làm dạng bài trọng âm trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc Gia

Bên cạnh dạng bài phát âm thì dạng bài trọng âm cũng là dạng bài quan trọng trong chủ đề ngữ âm tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để chinh phục các câu hỏi phần trọng âm, các bạn học sinh phải ôn những gì? Hãy cùng luyenthidgnl tìm hiểu.

1. Dạng bài trọng âm với những từ có 2 âm tiết

  • Quy tắc 1: Đa số các động từ có 2 âm tiết, thông thường trọng âm chính được nhấn mạnh vào âm tiết thứ 2.
    Ví dụ một số trường hợp: destroy /dɪˈstrɔɪ/, become /bɪˈkʌm/.
  • Quy tắc 2: Đối với hầu hết các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm chủ yếu được nhấn mạnh vào âm tiết thứ nhất.
    Ví dụ một số trường hợp: speaker /ˈspiː.kər/; pretty /ˈprɪt.i/;…
  • Quy tắc 3: Đối với các trường hợp từ có 2 âm tiết nhưng vừa mang nghĩa động từ, vừa mang nghĩa danh từ thì trọng âm của từ:
    + Nếu từ đó mang nghĩa là danh từ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
    + Nếu từ đó mạng nghĩa là động từ thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2.
    + Một số trường hợp ngoại lệ: visit /ˈvɪz.ɪt/, travel /ˈtræv.əl/, promise /ˈprɑː.mɪs/, …: trọng âm được đánh ở âm tiết thứ nhất; các từ như reply /rɪˈplaɪ/, …: trọng âm luôn rơi vào âm thứ 2.
  • Quy tắc 4: Trọng âm không ưu tiên rơi vào âm /ɪ/ và không rơi vào âm /ə/. Ví dụ: Result /rɪˈzʌlt/, effect /ɪˈfekt/ mặc dù đều là danh từ nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nhưng do âm tiết thứ nhất đều là /ɪ/; Các trường hợp như Offer /ˈɒf.ər/, enter /ˈen.tər/, listen /ˈlɪs.ən/ mặc dù đây đều là những động từ có 2 âm tiết nhưng trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ nhất do âm tiết thứ nhất có chứa /ə/.

2. Trọng âm của từ có 3 âm tiết

  • Quy tắc 1: Đối với những từ có tận cùng bằng các cụm từ: IC, ICS, IAN, TION, SION thì trọng âm được đánh vào âm tiết ngay bên cạnh những cụm từ này.
    Ví dụ: decision /dɪˈsɪʒ.ən/, exotic /ɪɡˈzɒt.ɪk/, electrician /ˌɪl.ekˈtrɪʃ.ən/
  • Quy tắc 2: Hầu hết các từ tận cùng là các đuôi: ADE, EE, ESE, EER, OO, IQUE thì trọng âm nhấn vào chính các âm này.
    Ví dụ: Japanese /ˌdʒæp.ənˈiːz/, refugee /ˌref.juˈdʒiː/, kangaroo /ˌkæŋ.ɡəˈruː/
  • Quy tắc 3: Đối với những từ có tận cùng là những đuôi: AL, FUL, Y thì trọng âm được nhấn mạnh vào âm thứ 3 từ dưới lên của từ.
    Ví dụ: mineral /ˈmɪn.ər.əl/, plentiful /ˈplen.tɪ.fəl/, capability  /ˌkeɪ.pəˈbɪl.ə.ti/
  • Quy tắc 4: Đối với các từ có những tiền tốt như: -un, -im, -in, -ir, -dis, -re, -over, -under sẽ không làm thay đổi trọng tâm của từ ban đầu. Ví dụ: unable /ʌnˈeɪ.bəl/, unusual /ʌnˈjuː.ʒu.əl/, immature, insincere, discourage, …
  • Quy tắc 5: Với những từ có đuôi dạng “EVER” thì trọng âm được đánh vào chính âm đó.
    Ví dụ: however /ˌhaʊˈev.ər/, whoever /huːˈev.ər/, whatsoever /ˌwɒt.səʊˈev.ər/.

Trên đây là toán bộ kiến thức các bạn cần nắm được khi làm các dạng bài phát âm trong kỳ thi tiếng Anh THPT Quốc Gia. Hy vọng các bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.